Tài sản dở dang là gì? Vốn hóa các chi phí đi vay trong quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang chấm dứt khi nào?
Tài sản dở dang là gì?
Căn cứ Mục 3 và Mục 5 Chuẩn mực số 16 Ban hành và công bố theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC quy định như sau:
03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Chi phí đi vay: Là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp.
Tài sản dở dang: Là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán.
04. Chi phí đi vay bao gồm:
(a) Lãi tiền vay ngắn hạn, lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các khoản thấu chi;
(b) Phần phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội phát sinh liên quan đến những khoản vay do phát hành trái phiếu;
(c) Phần phân bổ các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay;
(d) Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính.
05. Ví dụ: Tài sản dở dang là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sản xuất, sử dụng; sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất của những ngành nghề có chu kỳ sản xuất dài trên 12 tháng.
Theo đó, tài sản dở dang là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán.
Ví dụ: Tài sản dở dang là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sản xuất, sử dụng; sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất của những ngành nghề có chu kỳ sản xuất dài trên 12 tháng.
Tài sản dở dang là gì? Vốn hóa các chi phí đi vay trong quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang chấm dứt khi nào? (hình từ internet)
Vốn hóa chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi đáp ứng điều kiện gì?
Thời điểm bắt đầu vốn hoá được quy định tại Mục 13 Chuẩn mực số 16 Ban hành và công bố theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC như sau:
Thời điểm bắt đầu vốn hoá
13. Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
(a) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;
(b) Các chi phí đi vay phát sinh;
(c) Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành.
14. Chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang bao gồm các chi phí phải thanh toán bằng tiền, chuyển giao các tài sản khác hoặc chấp nhận các khoản nợ phải trả lãi, không tính đến các khoản trợ cấp hoặc hỗ trợ liên quan đến tài sản.
15. Các hoạt động cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng hoặc bán bao gồm hoạt động xây dựng, sản xuất, hoạt động kỹ thuật và quản lý chung trước khi bắt đầu xây dựng, sản xuất như hoạt động liên quan đến việc xin giấy phép trước khi khởi công xây dựng hoặc sản xuất. Tuy nhiên những hoạt động này không bao gồm việc giữ một tài sản khi không tiến hành các hoạt động xây dựng hoặc sản xuất để thay đổi trạng thái của tài sản này.
...
Theo đó, vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
(1) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;
(2) Các chi phí đi vay phát sinh;
(3) Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành.
Việc vốn hoá các chi phí đi vay trong quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang chấm dứt khi nào?
Chấm dứt việc vốn hoá được quy định tại Mục 18 Chuẩn mực số 16 Ban hành và công bố theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC như sau:
Chấm dứt việc vốn hoá
18. Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.
19. Một tài sản sẵn sàng đưa vào sử dụng hoặc bán khi quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản đã hoàn thành cho dù các công việc quản lý chung vẫn có thể còn tiếp tục. Trường hợp có sự thay đổi nhỏ (như trang trí tài sản theo yêu cầu của người mua hoặc người sử dụng) mà các hoạt động này chưa hoàn tất thì hoạt động chủ yếu vẫn coi là đã hoàn thành.
...
Như vậy, việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành.
Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- 5 Mẫu viết báo cáo kết quả của tổ em khi tham gia một dự án học tập? Yêu cầu cần đạt về viết báo cáo đối với học sinh lớp 5?
- Xe gắn máy được phân loại như thế nào? Xe gắn máy có vận tốc thiết kế bao nhiêu? Xe gắn máy được chở tối đa bao nhiêu người?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 5 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 5 4 2025?
- Trích lập dự phòng xử lý rủi ro đối với chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán được tính như thế nào?
- Con dấu của Kho bạc Nhà nước thuộc Bộ Tài chính hình gì? Bộ Tài chính có thực hiện chức năng quản lý ngân sách nhà nước không?