Tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được quản lý dựa theo nguyên tắc nào? Tài sản công của trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những gì?
Tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được quản lý dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 5576/QĐ-BGDĐT năm 2011, có quy định về nguyên tắc quản lý sử dụng tài sản công như sau:
Nguyên tắc quản lý sử dụng tài sản công
1. Mỗi tài sản công trong cơ quan Bộ đều được giao cho một đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân trong cơ quan Bộ quản lý sử dụng.
2. Tài sản công trong cơ quan Bộ được quản lý thống nhất, có sự phân công, phân cấp quyền hạn, trách nhiệm giữa đơn vị quản lý là Văn phòng Bộ với các đơn vị, cá nhân được giao trực tiếp sử dụng tài sản.
3. Tài sản công phải được đầu tư, trang bị, sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ bảo đảm công bằng, hiệu quả và tiết kiệm; được bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ theo chế độ quy định.
4. Việc xác định giá trị tài sản công trong các quan hệ mua, bán, thanh lý được thực hiện theo cơ chế thị trường và phù hợp với các quy định của pháp luật.
5. Thực hiện công khai, minh bạch trong việc quản lý sử dụng tài sản công trong cơ quan Bộ. Mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý sử dụng tài sản công phải bị xử lý nghiêm minh.
Như vậy, theo quy định trên thì tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được quản lý theo nguyên tắc sau:
- Mỗi tài sản công trong cơ quan Bộ đều được giao cho một đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân trong cơ quan Bộ quản lý sử dụng.
- Tài sản công trong cơ quan Bộ được quản lý thống nhất, có sự phân công, phân cấp quyền hạn, trách nhiệm giữa đơn vị quản lý là Văn phòng Bộ với các đơn vị, cá nhân được giao trực tiếp sử dụng tài sản.
- Tài sản công phải được đầu tư, trang bị, sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ bảo đảm công bằng, hiệu quả và tiết kiệm; được bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ theo chế độ quy định.
- Việc xác định giá trị tài sản công trong các quan hệ mua, bán, thanh lý được thực hiện theo cơ chế thị trường và phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Thực hiện công khai, minh bạch trong việc quản lý sử dụng tài sản công trong cơ quan Bộ. Mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý sử dụng tài sản công phải bị xử lý nghiêm minh.
Tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được quản lý dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Tài sản công của trụ sở cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 5576/QĐ-BGDĐT năm 2011, có quy định về tài sản công như sau:
Tài sản công
Tài sản công quy định trong quy chế này là tài sản do Nhà nước giao cho cơ quan Bộ quản lý sử dụng, do đầu tư xây dựng, mua sắm từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác, do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biếu, tặng, đóng góp hoặc được hình thành từ các hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho cơ quan Bộ, bao gồm:
1. Trụ sở cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là trụ sở cơ quan Bộ) gồm đất, nhà làm việc và các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động của cơ quan (nhà xe, nhà thường trực, sân vườn, bồn hoa cây cảnh…), hệ thống kỹ thuật hạ tầng (hệ thống cấp điện, chiếu sáng, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước sinh hoạt, hệ thống điều hoà trung tâm và các máy điều hòa cục bộ, hệ thống điện thoại, đường truyền internet, thang máy…).
2. Trang thiết bị
a) Trang thiết bị làm việc: Bàn ghế ngồi làm việc, tủ đựng tài liệu, tủ trưng bày, giá đựng công văn, giá đựng tài liệu, bộ bàn ghế họp, tiếp khách; máy vi tính để bàn, máy vi tính xách tay, máy in, máy quét, máy fax, máy photocopy, máy hủy tài liệu; máy chiếu, màn chiếu, thiết bị trang âm; điện thoại, thiết bị kết nối internet.
b) Các thiết bị thuộc hệ thống kỹ thuật hạ tầng của cơ quan Bộ: Cấp điện, chiếu sáng, trang âm, điện thoại, bảng thông tin điện tử, mạng internet, cấp thoát nước, vệ sinh, báo cháy, chữa cháy, theo dõi an ninh...
c) Các trang thiết bị khác: Máy thu hình, tủ lạnh, máy đun nước uống…
…
Như vậy, theo quy định trên thì tài sản công của trụ sở cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm đất, nhà làm việc và các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động của cơ quan (nhà xe, nhà thường trực, sân vườn, bồn hoa cây cảnh…), hệ thống kỹ thuật hạ tầng (hệ thống cấp điện, chiếu sáng, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước sinh hoạt, hệ thống điều hoà trung tâm và các máy điều hòa cục bộ, hệ thống điện thoại, đường truyền internet, thang máy…).
Nhà ở công vụ có phải là tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 5576/QĐ-BGDĐT năm 2011, có quy định về tài sản công như sau:
Tài sản công
…
3. Các tài sản vật chất vô hình mà việc sử dụng phải chi trả bằng tiền như điện, nước, điện thoại, internet, phần mềm tin học...
4. Tài sản công trong quy chế này không bao gồm nhà ở công vụ, phương tiện vận chuyển (xe ôtô và các loại xe chuyên dùng).
Như vậy, theo quy định trên thì nhà ở công vụ không phải là tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?