Tài sản công của Kiểm toán nhà nước bị thu hồi trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Tài sản công của Kiểm toán nhà nước bị thu hồi trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1930/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về việc thu hồi tài sản công như sau:
Thu hồi tài sản công
1. Tài sản công bị thu hồi thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công:
a) Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thu hồi những tài sản công (không phải là trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản trở lên;
b) Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng quyết định thu hồi
tài sản công có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về việc thu hồi tài sản công tại cơ quan nhà nước như sau:
Thu hồi tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Tài sản công bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng;
b) Được Nhà nước giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây dựng trụ sở khác để thay thế;
c) Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn;
d) Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
đ) Tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ;
e) Phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
g) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước;
h) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước có tài sản bị thu hồi có trách nhiệm bàn giao tài sản cho cơ quan quy định tại khoản 3 Điều này theo đúng quyết định thu hồi. Nghiêm cấm việc tháo dỡ, thay đổi các bộ phận của tài sản đã có quyết định thu hồi.
...
Như vậy, theo quy định thì tài sản công của Kiểm toán nhà nước bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:
(1) Trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng;
(2) Được Nhà nước giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây dựng trụ sở khác để thay thế;
(3) Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn;
(4) Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định;
Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
(5) Tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ;
(6) Phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
(7) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước;
(8) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản công của Kiểm toán nhà nước bị thu hồi trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền quyết định thu hồi những tài sản công nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1930/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về việc thu hồi tài sản công như sau:
Thu hồi tài sản công
...
2. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công:
a) Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thu hồi những tài sản công (không phải là trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản trở lên;
b) Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng quyết định thu hồi
tài sản công có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
...
Như vậy, theo quy định thì Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền quyết định thu hồi những tài sản công (không phải là trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản trở lên.
Hồ sơ đề nghị trả lại tài sản công cho Kiểm toán nhà nước gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Quy chế phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1930/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về việc thu hồi tài sản công như sau:
Thu hồi tài sản công
...
c) Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán trưởng các Kiểm toán nhà nước khu vực, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp quyết định thu hồi tài sản công có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 200 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
3. Trình tự, thủ tục thu hồi, xử lý tài sản công được thực hiện theo quy định tại Điều 18, 19 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thu hồi tài sản công như sau:
Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản công
1. Trường hợp cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công:
a) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 Nghị định này xem xét, quyết định.
Hồ sơ đề nghị trả lại tài sản cho Nhà nước gồm:
- Văn bản đề nghị trả lại tài sản của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị trả lại cho Nhà nước (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán): 01 bản chính;
- Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị trả lại tài sản (nếu có): 01 bản sao.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định này quyết định thu hồi tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị trả lại tài sản không phù hợp.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị trả lại tài sản công cho Kiểm toán nhà nước gồm những nội dung sau đây:
(1) Văn bản đề nghị trả lại tài sản của cơ quan Kiểm toán nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính;
(2) Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
(3) Danh mục tài sản đề nghị trả lại cho Kiểm toán nhà nước (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán): 01 bản chính;
(4) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị trả lại tài sản (nếu có): 01 bản sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?