Tài sản cố định vô hình là gì? Việc xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình được quy định như thế nào?
Tài sản cố định vô hình là gì?
Tài sản cố định vô hình là gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 10/06/2023) quy định như sau:
Phân loại tài sản cố định
1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản:
...
b) Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động; gồm:
- Loại 1: Quyền sử dụng đất.
- Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.
- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.
- Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.
...
Như vậy, tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động; gồm:
- Loại 1: Quyền sử dụng đất.
- Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.
- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.
- Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.
Trước đây, điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2018/TT-BTC (Hết hiệu lực từ ngày 10/06/2023) quy định như sau:
Phân loại tài sản cố định
1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản; bao gồm:
...
b) Tài sản cố định vô hình
- Loại 1: Quyền sử dụng đất.
- Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.
- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.
- Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các yếu tố năng lực, chất lượng, uy tín, yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập và các yếu tố khác có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho đơn vị sự nghiệp công lập).
- Loại 7: Tài sản cố định vô hình khác.
Nguyên giá tài sản cố định vô hình được xác định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư 23/2023/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 10/06/2023) quy định như sau:
Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình
Việc xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư này (trừ tài sản cố định đặc thù quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này) như sau:
1. Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất được xác định như sau:
a) Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại khoản 1 Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP là giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 102 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được khấu trừ, hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
b) Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật về đất đai mà tiền thuê đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước là số tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả cộng (+) chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (nếu có và trong trường hợp chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa tính vào vốn đầu tư dự án, chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép trừ/khấu trừ vào tiền thuê đất phải nộp).
2. Nguyên giá tài sản cố định vô hình hình thành từ đầu tư, mua sắm được xác định là toàn bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra để có được tài sản cố định vô hình đó. Riêng đối với quyền sử dụng đất hình thành từ việc nhận chuyển nhượng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Đối với tài sản cố định vô hình được hình thành thông qua dự án đầu tư, trường hợp chưa có quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt và trường hợp giá trị quyết toán của dự án phải điều chỉnh theo kiến nghị, kết luận của cơ quan có thẩm quyền sau khi được thanh tra, kiểm toán thì việc xác định nguyên giá, điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định vô hình được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
...
Việc xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình được quy định cụ thể trên.
Trước đây, Điều 8 Thông tư 45/2018/TT-BTC (Hết hiệu lực từ ngày 10/06/2023) quy định như sau:
Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình
Việc xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư này (trừ tài sản cố định đặc thù quy định tại Điều 5 Thông tư này) như sau:
1. Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tải sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Nghị định số 151/2017/NĐ-CP) là giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 102 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật về đất đai mà tiền thuê đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước là số tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả cộng (+) chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (nếu có và trong trường hợp chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa tính vào vốn đầu tư dự án, chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép trừ vào tiền thuê đất phải nộp).
3. Nguyên giá tài sản cố định vô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư này (trừ quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này) là toàn bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra để có được tài sản cố định vô hình đó (trong trường hợp các chi phí này chưa tính vào vốn đầu tư dự án, chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép trừ vào nghĩa vụ tài chính phải nộp theo quy định của pháp luật).
Có thể thay đổi nguyên giá tài sản cố định vô hình không?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 23/2023/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 10/06/2023) quy định như sau:
Thay đổi nguyên giá tài sản cố định
1. Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau:
a) Đánh giá lại giá trị tài sản cố định khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
c) Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản cố định tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản cố định).
d) Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định.
đ) Tài sản cố định bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản đã được khôi phục lại thông qua bảo hiểm tài sản công).
e) Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư này theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 103 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
2. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện lập Biên bản thay đổi nguyên giá tài sản cố định ghi rõ: Lý do (trường hợp) thay đổi nguyên giá, nguyên giá trước và sau khi thay đổi. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định trong trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện lập văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP. Đồng thời, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phải xác định lại chỉ tiêu nguyên giá của tài sản cố định làm cơ sở xác định mức hao mòn, khấu hao, giá trị còn lại của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp cụ thể trên.
Trước đây, Điều 10 Thông tư 45/2018/TT-BTC (Hết hiệu lực từ ngày 10/06/2023) quy định như sau:
Thay đổi nguyên giá tài sản cố định
1. Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau:
a) Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thực hiện nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tháo dỡ hoặc lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định;
d) Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
2. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định (trừ tài sản cố định là quyền sử dụng đất quy định tại điểm d khoản 1 Điều này), cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện lập Biên bản ghi rõ lý do thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định.
(Ví dụ 2 tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).
Trường hợp dự án nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau nhưng không quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì thực hiện phân bổ giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí cho phù hợp (diện tích xây dựng, số lượng, giá trị dự toán chi tiết cho việc nâng cấp, mở rộng, sửa chữa của từng tài sản, hạng mục).
3. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định là quyền sử dụng đất, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện lập Biên bản ghi rõ lý do thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại giá trị quyền sử dụng đất để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định.
Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này được xác định lại gồm giá trị quyền sử dụng đất xác định lại cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Việc xác định lại giá trị quyền sử dụng đất thực hiện theo công thức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 102 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP với các chỉ tiêu về diện tích đất, mục đích sử dụng đất, giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm xác định lại giá trị quyền sử dụng đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?