Tài nguyên điện sóng biển được hiểu như thế nào? Nội dung và mức độ điều tra quy định ra sao hiện nay?

Tài nguyên điện sóng biển được hiểu như thế nào? Nội dụng và mức độ điều tra Tài nguyên điện sóng biển được quy định ra sao? Không gian và điều tra tài nguyên điện sóng biển bao gồm những gì theo quy định hiện nay?

Điện sóng biển được hiểu như thế nào?

Hiện nay Pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về điện sóng biển.

Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 14 Điều 4 Luật Điện lực 2024 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
14. Điện năng lượng tái tạo là điện được sản xuất từ một hoặc nhiều nguồn năng lượng sơ cấp sau đây:
a) Năng lượng mặt trời;
b) Năng lượng gió;
c) Năng lượng đại dương, gồm thủy triều, sóng biển, hải lưu;
d) Năng lượng địa nhiệt;
đ) Năng lượng từ sức nước, gồm cả thủy điện;
e) Năng lượng sinh khối gồm nhiên liệu sinh học và các dạng năng lượng có nguồn gốc từ thực vật;
g) Năng lượng từ chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, trừ chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh có sử dụng nhiên liệu hóa thạch và chất thải được xác định là nguy hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
h) Dạng năng lượng tái tạo khác theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì ta có thể hiểu Điện sóng biển là một trong những dạng năng lượng tái tạo được sản xuất từ nguồn năng lượng sơ cấp nhằm cung cấp, phục vụ nhu cầu trong hoạt động đời sống của con người.

Tài nguyên điện sóng biển được hiểu như thế nào? Nội dung và mức độ điều tra quy định ra sao hiện nay?

Điện sóng biển được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)

Nội dụng và mức độ điều tra tài nguyên điện sóng biển được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT có quy định về nội dung và mức độ điều tra tài nguyên năng lượng điện sóng biển như sau:

Đối với thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu; khảo sát, đo đạc, phân tích, đánh giá về tài nguyên điện sóng biển:

- Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu hiện có về sóng biển; khảo sát, đo đạc về sóng biển trong trường hợp có nhu cầu bổ sung thông tin, dữ liệu;

- Phân tích chiều cao sóng trung bình và cực đại; phân tích hướng truyền sóng; tốc độ truyền sóng; chu kỳ sóng;

- Xác định tần suất xuất hiện các loại sóng (nhỏ, trung bình, lớn) theo thời gian và theo hướng;

- Phân tích, đánh giá mật độ năng lượng sóng trên các vùng biển theo thời gian và không gian.

Đối với trường hợp thu thập, tổng hợp các thông tin, dữ liệu về địa hình, khí tượng, thủy văn:

- Đặc điểm địa hình đáy biển: độ sâu, độ dốc, cấu trúc đáy biển;

- Cấu trúc ven biển: các đặc điểm tự nhiên (rừng ngập mặn, cửa sông,...) và nhân tạo (đê, cảng,...);

- Đặc trưng khí tượng, thủy văn về gió, dòng chảy, nhiệt độ nước biển; các hiện tượng bão, động đất, sóng thần và các hiện tượng thiên tai khác tại khu vực điều tra.

Ngoài ra, cơ quan điều tra còn tổng hợp, phân tích, đánh giá tiềm năng tài nguyên điện sóng biển tại khu vực điều tra; phân vùng các khu vực có triển vọng phát triển điện sóng biển.

Không gian điều tra tài nguyên điện sóng biển bao gồm những gì? Báo cáo kết quả điều tra như thế nào?

Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT có quy định:

Không gian điều tra
Thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên điện sóng biển trên toàn bộ vùng biển Việt Nam; ưu tiên, tập trung tại các khu vực sau đây:
1. Các khu vực có sóng biển mạnh, ổn định và thường xuyên; đặc biệt là các khu vực vùng ven bờ miền Trung và Nam Bộ, các khu vực ven đảo và quần đảo có sóng biển lớn.
2. Các khu vực có điều kiện thuận lợi có thể phát triển điện sóng biển:
a) Khu vực có độ sâu nước phù hợp để lắp đặt các thiết bị khai thác năng lượng sóng biển;
b) Khu vực gần bờ biển có điều kiện thuận lợi để truyền tải điện về bờ hoặc cung cấp điện cho các khu vực có nhu cầu năng lượng lớn như khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng biển;
c) Khu vực biển chưa sử dụng hoặc không thích hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội khác;
d) Khu vực có vị trí gần hạ tầng lưới điện phát triển; có khả năng kết nối với lưới điện sẵn có hoặc đã được quy hoạch.

Đồng thời, Điều 16 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT cũng có quy định:

Kết quả điều tra
1. Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, bao gồm các nội dung quy định tại Điều 14 Thông tư này.
2. Bản đồ phân bố tiềm năng tài nguyên điện sóng biển thể hiện trên nền bản đồ địa hình do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản với tỷ lệ thích hợp, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho việc lập quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch tỉnh.
3. Thông tin, dữ liệu đã thu thập, đo đạc, khảo sát (bao gồm mẫu vật, tài liệu bản giấy và dữ liệu số).

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì Không gian điều tra tài nguyên điện sóng biển ưu tiên, tập trung tại các khu vực sau đây:

- Các khu vực có sóng biển mạnh, ổn định và thường xuyên; đặc biệt là các khu vực vùng ven bờ miền Trung và Nam Bộ, các khu vực ven đảo và quần đảo có sóng biển lớn.

- Các khu vực có điều kiện thuận lợi có thể phát triển điện sóng biển:

+ Khu vực có độ sâu nước phù hợp để lắp đặt các thiết bị khai thác năng lượng sóng biển;

+ Khu vực gần bờ biển có điều kiện thuận lợi để truyền tải điện về bờ hoặc cung cấp điện cho các khu vực có nhu cầu năng lượng lớn như khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng biển;

+ Khu vực biển chưa sử dụng hoặc không thích hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội khác;

+ Khu vực có vị trí gần hạ tầng lưới điện phát triển; có khả năng kết nối với lưới điện sẵn có hoặc đã được quy hoạch.

Ngoài ra, việc báo cáo kết quả điều tra tài nguyên điện sóng biển được thực hiện như sau:

- Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, bao gồm các nội dung quy định tại Điều 14 Thông tư này.

- Bản đồ phân bố tiềm năng tài nguyên điện sóng biển thể hiện trên nền bản đồ địa hình do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản với tỷ lệ thích hợp, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho việc lập quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch tỉnh.

- Thông tin, dữ liệu đã thu thập, đo đạc, khảo sát (bao gồm mẫu vật, tài liệu bản giấy và dữ liệu số).

Năng lượng tái tạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tài nguyên điện sóng biển được hiểu như thế nào? Nội dung và mức độ điều tra quy định ra sao hiện nay?
Pháp luật
Amoniac có được dùng để sản xuất điện năng lượng mới không? Năng lượng mặt trời có thể dùng làm nguồn điện để sản xuất amoniac không?
Pháp luật
Chất thải sinh hoạt có thể sản xuất điện năng lượng tái tạo không? Nhà máy điện từ chất thải cần thống kê sản lượng điện theo tuần không?
Pháp luật
Nghị định 58/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới?
Pháp luật
Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo là gì? Trách nhiệm của đơn vị phát điện năng lượng tái tạo được quy định như thế nào?
Pháp luật
Công thức xác định khoản thanh toán của đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán điện trên thị trường điện giao ngay?
Pháp luật
Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp của Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo thế nào?
Pháp luật
Có bao nhiêu quan điểm trong chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam? Có mục tiêu về giảm biến đổi khí hậu hay không?
Pháp luật
Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam dựa theo quan điểm nào? Việc thực hiện chiến lược phát triển năng lượng sẽ ra sao?
Pháp luật
Định hướng phát triển năng lượng tái tạo nguồn điện gió theo các giai đoạn sẽ như thế nào? Tái tạo năng lượng từ mặt trời sẽ ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Năng lượng tái tạo
13 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Năng lượng tái tạo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Năng lượng tái tạo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào