Cấp chính quyền địa phương là gì? Sự khác biệt giữa chính quyền địa phương ở nông thôn và chính quyền địa phương đô thị?
Cấp chính quyền địa phương là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:
Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
1. Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 1 của Luật này là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể thì chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là Ủy ban nhân dân.
...
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:
Đơn vị hành chính
1. Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
a) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
b) Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
c) Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
d) Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.
2. Tùy theo điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đơn vị hành chính cấp huyện tại các đảo, quần đảo (sau đây gọi chung là hải đảo) có thể không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.
Theo đó, cấp chính quyền địa phương là cấp quản lý hành chính của nhà nước được tổ chức và hoạt động tại các đơn vị hành chính như như xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Cấp chính quyền địa phương là gì? Sự khác biệt giữa chính quyền địa phương và chính quyền đô thị? (Hình từ Internet)
Sự khác biệt cơ bản giữa chính quyền địa phương ở nông thôn và chính quyền địa phương đô thị?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:
Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
...
2. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
3. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
4. Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
Theo đó, sự khác biệt cơ bản giữa chính quyền địa phương và chính quyền đô thị là chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã còn chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương như thế nào?
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 như sau:
- Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nước ở địa phương và của chính quyền địa phương các cấp theo hình thức phân quyền, phân cấp.
- Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
+ Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả;
+ Bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương;
+ Phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó;
+ Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên; kịp thời điều chỉnh nội dung phân quyền, phân cấp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân quyền, phân cấp thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
+ Bảo đảm tính thống nhất trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật;
+ Đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;
+ Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.
- Chính quyền địa phương được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân quyền, phân cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng và điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, các cơ quan của chính quyền địa phương tại các văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, bảo đảm quyền lực nhà nước được kiểm soát hiệu quả.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình sát hạch lý thuyết lái xe hạng A1 thế nào? Thời hạn của giấy phép lái xe hạng A1 là bao lâu?
- Thời điểm xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc? Nguyên tắc xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc?
- Liên hệ bản thân về công tác cán bộ? Liên hệ thực tiễn về quản lý cán bộ công chức ở cơ sở? Liên hệ thực tế về công tác cán bộ?
- Kết quả lấy ý kiến Nhân dân về sáp nhập tỉnh, xã, đổi tên đơn vị hành chính được lấy để hoàn thiện đề án sáp nhập đúng không?
- Cơ quan nào được sử dụng tiền thu từ việc xử phạt vi phạm về an toàn giao thông sau khi nộp vào ngân sách nhà nước?