Sửa chữa tuyến cáp viễn thông trên biển mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tổ chức sẽ bị xử phạt thế nào?
- Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển được cấp cho những tổ chức nào?
- Sửa chữa tuyến cáp viễn thông trên biển mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tổ chức sẽ bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức sửa chữa tuyến cáp viễn thông trên biển mà chưa được phép của cơ quan nhà nước không?
Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển được cấp cho những tổ chức nào?
Theo điểm a khoản 3 Điều 34 Luật Viễn thông 2009 quy định về Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển như sau:
Giấy phép viễn thông
...
3. Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam;
b) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng dùng riêng;
c) Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 01 năm được cấp cho tổ chức thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.
...
Theo quy định trên, Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tuyến cáp viễn thông trên biển (Hình từ Internet)
Sửa chữa tuyến cáp viễn thông trên biển mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tổ chức sẽ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 19 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về thực hiện Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển như sau:
Vi phạm các quy định về thực hiện Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác thông tin liên quan đến tuyến cáp viễn thông trên biển cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi thi công, lắp đặt tuyến cáp viễn thông trên biển không đúng với sơ đồ, tọa độ tuyến đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
3. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện các hoạt động ngoài việc khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa tuyến cáp viễn thông trong vùng biển Việt Nam;
b) Khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa tuyến cáp viễn thông trên biển mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, tổ chức sửa chữa tuyến cáp viễn thông trên biển mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Lưu ý rằng nếu người vi phạm là người nước ngoài bị phạt tiền vi phạm hành chính thì người này còn bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức sửa chữa tuyến cáp viễn thông trên biển mà chưa được phép của cơ quan nhà nước không?
Theo khoản 2 Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, tổ chức sửa chữa tuyến cáp viễn thông trên biển mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 200.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?