Sử dụng người vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi chưa được tập huấn có bị thu hồi giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm?
Sử dụng người vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi chưa được tập huấn có bị thu hồi giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 161/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bị thu hồi Giấy phép một trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;
b) Thực hiện việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không đúng với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc không đúng với Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đã được cấp;
c) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
d) Sử dụng người vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi chưa được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định.
...
Như vậy, nếu trường hợp sử dụng người vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi chưa được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định thì sẽ bị thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Sử dụng người vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi chưa được tập huấn có bị thu hồi giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm? (Hình từ Internet)
Trình tự thu hồi giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 161/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thu hồi Giấy phép do cơ quan mình cấp và thực hiện theo trình tự cụ thể sau đây:
(1) Ban hành quyết định thu hồi Giấy phép và gửi đến người vận tải;
(2) Khi cơ quan cấp Giấy phép ban hành quyết định thu hồi Giấy phép, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký, người vận tải phải nộp lại Giấy phép cho cơ quan cấp Giấy phép, đồng thời dừng hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quyết định thu hồi Giấy phép ngay sau khi quyết định có hiệu lực thi hành.
Trường hợp người vận tải vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 161/2024/NĐ-CP dẫn đến bị thu hồi Giấy phép, nộp lại Giấy phép đúng thời hạn, cơ quan cấp Giấy phép không cấp lại Giấy phép trong thời gian 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.
Trường hợp người vận tải vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 161/2024/NĐ-CP dẫn đến bị thu hồi Giấy phép, nộp lại Giấy phép không đúng thời hạn, cơ quan cấp Giấy phép không cấp lại Giấy phép trong thời gian 60 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.
Sau thời gian 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành đối với trường hợp nộp lại Giấy phép đúng thời hạn hoặc 60 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành đối với trường hợp nộp lại Giấy phép không đúng thời hạn, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia vận chuyển thì người vận tải phải làm thủ tục như cấp lần đầu để được cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 161/2024/NĐ-CP;
(3) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan về việc thu hồi Giấy phép đã cấp.
Nội dung tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm
1. Tổ chức tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm
a) Người thuê vận tải hoặc người vận tải có trách nhiệm tổ chức tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm hoặc cử các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều này tham gia khóa tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm, định kỳ 02 năm một lần;
b) Hoạt động tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm được tổ chức riêng hoặc kết hợp với hoạt động tập huấn an toàn khác;
c) Người đã được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm phải được tập huấn lại trong các trường hợp sau đây: khi có sự thay đổi chủng loại hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển; khi người đã được tập huấn thay đổi vị trí làm việc; sau 02 lần kiểm tra người đã được tập huấn không đạt yêu cầu.
2. Đối tượng phải được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm: người lái xe hoặc người áp tải.
3. Nội dung tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm
a) Tài liệu tập huấn do người thuê vận tải hoặc người vận tải thực hiện, nội dung tài liệu được biên soạn theo loại và nhóm loại quy định tại Điều 4 của Nghị định này;
b) Nội dung tài liệu tập huấn gồm: tên hàng hóa nguy hiểm, tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hàng hóa, phân loại và ghi nhãn; các nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hàng hóa nguy hiểm; các quy trình ứng phó sự cố: sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán chất nguy hiểm, sơ cứu người bị nạn trong sự cố, sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố, quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực để ứng phó, khắc phục sự cố, ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường, thu gom chất nguy hiểm bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố.
...
Như vậy, theo Nghị định 161/2024/NĐ-CP có quy định về nội dung tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm bao gồm:
- Tài liệu tập huấn do người thuê vận tải hoặc người vận tải thực hiện, nội dung tài liệu được biên soạn theo loại và nhóm loại quy định tại Điều 4 của Nghị định 161/2024/NĐ-CP;
- Nội dung tài liệu tập huấn bao gồm:
+ Tên hàng hóa nguy hiểm, tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hàng hóa, phân loại và ghi nhãn;
+ Các nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;
+ Quy trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển phù hợp với vị trí làm việc;
+ Quy định về an toàn hàng hóa nguy hiểm;
+ Các quy trình ứng phó sự cố: sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán chất nguy hiểm, sơ cứu người bị nạn trong sự cố, sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố, quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực để ứng phó, khắc phục sự cố, ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường, thu gom chất nguy hiểm bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phát biểu khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh? Mẫu bài phát biểu khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh mới nhất?
- Hộ kinh doanh bán lẻ hàng hóa năm 2025 đóng thuế GTGT, thuế TNCN bao nhiêu? Việc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh dựa trên những căn cứ nào?
- Tập sự luật sư có được ký email tư vấn khách hàng không? Tập sự luật sư có thể làm gì theo quy định pháp luật?
- Bộ ảnh bìa mạng xã hội chào mừng ngày 30 4? Việc tuyên truyền trên mạng xã hội về ngày 30 4 được quy định ra sao?
- Người vi phạm giao thông bị xử phạt có thể xin trả góp được không? Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp nào thì không cần lập biên bản?