Người vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không đem theo giấy chứng nhận tập huấn an toàn thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Khi thay đổi loại hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, người đã được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm có cần tập huấn lại không?
- Người vận chuyển không đem theo giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thủ tục cấp lại giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do bị hỏng thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến?
Khi thay đổi loại hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, người đã được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm có cần tập huấn lại không?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định về tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm như sau:
Tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm
1. Tổ chức tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm
a) Người thuê vận tải hoặc người vận tải có trách nhiệm tổ chức tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm hoặc cử các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều này tham gia khóa tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm, định kỳ 02 năm một lần;
b) Hoạt động tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm được tổ chức riêng hoặc kết hợp với hoạt động tập huấn an toàn khác;
c) Người đã được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm phải được tập huấn lại trong các trường hợp sau đây: khi có sự thay đổi chủng loại hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển; khi người đã được tập huấn thay đổi vị trí làm việc; sau 02 lần kiểm tra người đã được tập huấn không đạt yêu cầu.
2. Đối tượng phải được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm: người lái xe hoặc người áp tải.
…
Theo đó, khi thay đổi loại hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, người đã được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm phải được tập huấn lại theo quy định.
Ngoài ra, người đã được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm phải được tập huấn lại trong một số trường hợp sau đây: khi người đã được tập huấn thay đổi vị trí làm việc; sau 02 lần kiểm tra người đã được tập huấn không đạt yêu cầu.
Người vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không đem theo giấy chứng nhận tập huấn an toàn thì bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Người vận chuyển không đem theo giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 2 Điều 23 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
Xử phạt , trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mà không làm sạch hoặc không bóc (xóa) biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa đó.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mà không mang theo hồ sơ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do người thuê vận tải cung cấp theo quy định, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm phù hợp với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm đang vận chuyển (nếu có).
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm mà xe ô tô không dán nhãn, biểu trưng nhận diện hàng hóa nguy hiểm; xe ô tô không lắp đèn hoặc tín hiệu cảnh báo theo quy định.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là thuốc nổ, khí đốt, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ, chất rắn khử nhạy khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100 mét trở lên.
...
Theo đó, mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng sẽ áp dụng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mà không mang theo giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm phù hợp với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm đang vận chuyển (nếu có).
Thủ tục cấp lại giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do bị hỏng thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến?
Căn cứ khoản 3 Điều 16 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp lại giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
…
3. Thủ tục cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do bị mất, bị hỏng
a) Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 5 Điều 15 của Nghị định này đến cơ quan cấp Giấy phép.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
4. Cơ quan cấp phép phải thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đồng thời thông báo nội dung giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên Cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan.
Dẫn chiếu tới khoản 5 Điều 15 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề cấp lại giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
…
5. Hồ sơ cấp lại Giấy phép do bị mất, bị hỏng bao gồm: giấy đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu tại Phụ lục IVb kèm theo Nghị định này. Thời hạn của Giấy phép cấp lại theo thời hạn của Giấy phép bị mất, hỏng.
Theo đó, thủ tục cấp lại giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do bị hỏng thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến như sau:
- Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ bao gồm: giấy đề nghị cấp lại giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu tại Phụ lục IVb kèm theo Nghị định 161/2024/NĐ-CP. Thời hạn của giấy phép cấp lại theo thời hạn của giấy phép bị mất, hỏng.
- Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ và cấp lại giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Ngoài ra, trường hợp không cấp giấy phép thì cơ quan cấp giấy phép phải thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước: Tổng hợp các nội dung quan trọng doanh nghiệp, hợp tác xã cần nắm?
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi bổ sung thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP ra sao?
- Trò đùa hài hước ngày cá tháng 4? Cap ngày cá tháng tư độc đáo? Những trò đùa, cap cá tháng tư chọn lọc?
- Thông tư 18/2025/TT-BQP quy định phong quân hàm học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ; thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn?
- Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 1 4 2025? Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 1 4 2025?