Số vô tỉ là gì? Ví dụ số vô tỉ? Tập hợp số vô tỉ kí hiệu là gì? Nhận biết số vô tỉ là yêu cầu của chương trình giáo dục lớp mấy?
Số vô tỉ là gì? Ví dụ số vô tỉ? Tập hợp số vô tỉ kí hiệu là gì?
- Số vô tỉ là những số không thể viết dưới dạng phân số a/b, trong đó a và b là hai số nguyên, và b ≠ 0. Nói cách khác, chúng là những số thực không phải là số hữu tỉ.
- Điểm đặc biệt của số vô tỉ là phần thập phân kéo dài vô hạn và không lặp lại theo bất kỳ chu kỳ nào.
- Ký hiệu: Tập hợp số vô tỉ kí hiệu là I.
- Tính chất nổi bật của số vô tỉ:
+ Số vô tỉ là vô hạn không đếm được, nghĩa là có vô số giá trị và không thể liệt kê hết như số tự nhiên hay số hữu tỉ.
+ Chúng tồn tại ở khắp nơi trên trục số thực, xen kẽ giữa các số hữu tỉ.
+ Không thể biểu diễn chính xác bằng phân số hoặc bằng số thập phân hữu hạn hay tuần hoàn.
- Một vài ví dụ số vô tỉ:
π ≈ 3,14159265... (số pi, tỉ lệ giữa chu vi và đường kính hình tròn)
e ≈ 2,7182818... (cơ số logarit tự nhiên)
Một số thập phân như: 0,101001000100001... (không tuần hoàn và không dừng lại).
Số vô tỉ là gì? Ví dụ số vô tỉ? Tập hợp số vô tỉ kí hiệu là gì? Nhận biết số vô tỉ là yêu cầu của chương trình giáo dục lớp mấy? (Hình từ Internet)
Nhận biết số vô tỉ là yêu cầu của chương trình giáo dục lớp mấy?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông môn Toán của lớp 7 như sau:
- Nhận biết được số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn.
- Nhận biết được số vô tỉ, số thực, tập hợp các số thực.
- Nhận biết được trục số thực và biểu diễn được số thực trên trục số trong trường hợp thuận lợi.
- Nhận biết được số đối của một số thực.
- Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số thực.
- Nhận biết được giá trị tuyệt đối của một số thực.
- Thực hiện được ước lượng và làm tròn số căn cứ vào độ chính xác cho trước.
Như vậy, nhận biết được số vô tỉ là yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông môn Toán của lớp 7.
Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 31 Luật Giáo dục 2019 quy định về Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;
- Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước;
- Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông;
- Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông;
- Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành.
- Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục phổ thông. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông; ban hành chương trình giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; quy định về mục tiêu, đối tượng, quy mô, thời gian thực nghiệm một số nội dung, phương pháp giáo dục mới trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.
Lưu ý: Căn cứ Điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định về yêu cầu cần đạt về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở như sau:
- Nội dung giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.
- Phương pháp giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chơi tài xỉu bị phạt bao nhiêu tiền? Chơi tài xỉu từ 5 triệu đồng trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
- Xe ưu tiên gồm những xe nào? Có bắt buộc phải nhường đường cho xe ưu tiên? Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không?
- Khu công nghiệp sinh thái cần đáp ứng những nội dung nào khi xem xét điều kiện của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng?
- 3 Nội dung hợp tác quốc tế về tài nguyên nước? Ai có quyền chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về tài nguyên nước?
- Hội trường Thống Nhất là Dinh Độc Lập đúng không? Lễ Kỷ niệm cấp quốc gia 30 4 diễn ra ở Hội trường Thống Nhất?