03 Đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện em đã đọc lớp 4? Dàn ý? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp tiểu học?
03 Đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện em đã đọc lớp 4?
Tham khảo 03 đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện em đã đọc lớp 4 dưới đây
Đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện em đã đọc lớp 4 - Mẫu 01 "Tấm Cám" là câu chuyện cổ tích mà mỗi tối bà vẫn thường kể cho em nghe. Em yêu cô Tấm lắm. Nhân vật này vừa xinh xắn lại vừa tốt bụng. Tấm phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ để được sống hạnh phúc bên nhà vua luôn yêu thương mình. Mỗi lần nghe kể về những thử thách Tấm phải đối mặt, từ việc bị mẹ con Cám hãm hại, đến khi hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, quả thị, khung cửi, em đều cảm thấy xót xa nhưng cũng vô cùng ngưỡng mộ. Dù bị đày đọa và dày vò đến đâu, Tấm vẫn kiên trì, nhẫn nại và giữ vững lòng nhân hậu của mình. Và rồi, mỗi khi gặp khó khăn trong học tập hay cuộc sống, em lại nhớ đến hình ảnh Tấm - người con gái dịu dàng nhưng ẩn chứa sức mạnh phi thường. Câu chuyện "Tấm Cám" không chỉ dạy em về sự kiên trì mà còn về lòng tin vào điều tốt đẹp. Dù thế gian có đầy rẫy những điều bất công, nhưng cuối cùng, những người tốt bụng và chân thành sẽ được đền đáp xứng đáng. Em tin rằng, cũng như Tấm đã tìm được hạnh phúc cho riêng mình, nếu chúng ta sống đúng với tấm lòng trong sáng, nhân hậu và không ngừng cố gắng, chúng ta cũng sẽ vượt qua mọi thử thách để đón nhận những điều tốt đẹp trong tương lai. Qua câu chuyện em rút ra cho mình một bài học: muốn có hạnh phúc, con người phải luôn nỗ lực, không bao giờ từ bỏ, như cô Tấm trong truyện. |
Tải về thêm 02 mẫu đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện em đã đọc lớp 4 tại đây => Tải về
*Thông tin về 03 đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện em đã đọc lớp 4 trên chỉ mang tính chất thao khảo
03 Đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện em đã đọc lớp 4? Dàn ý? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp tiểu học? (Hình từ Internet)
Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện em đã đọc lớp 4?
Tham khảo dàn ý đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện em đã đọc lớp 4 dưới đây:
Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện em đã đọc lớp 4 I. Mở đầu Giới thiệu tên câu chuyện và tác giả Nêu lý do em thích câu chuyện này II. Thân bài Tóm tắt câu chuyện ngắn gọn Giới thiệu nhân vật chính Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào Nội dung chính trong câu chuyện Ý kiến cá nhân về câu chuyện Nhân vật em thích nhất và lý do Tình tiết hay hoặc đáng nhớ nhất trong truyện Cảm xúc của em khi đọc câu chuyện Bài học em rút ra từ câu chuyện Giá trị đạo đức hoặc bài học cuộc sống Liên hệ bản thân III. Kết luận Nêu ý kiến của em về câu chuyện Cảm nghĩ của em sau khi đọc xong câu chuyện |
Lưu ý: về 5 nhiệm vụ của học sinh theo Luật Giáo dục được quy định cụ thể tại Điều 82 Luật Giáo dục 2019:
(1) Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.
(2) Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.
(3) Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.
(4) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục.
(5) Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục.
Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp tiểu học?
Căn cứ vào Chương trình Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu cấp tiểu học của môn Ngữ Văn như sau:
(1) Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.
(2) Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động kinh doanh điện lực nào không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?
- Việc tuyển sinh vào lớp đầu cấp của trường trung học phổ thông chuyên phải đảm bảo theo các nguyên tắc nào?
- Đảng viên được hiểu như thế nào? Nhiệm vụ quyền hạn của Đảng viên bao gồm những gì theo quy định?
- Thẩm quyền cử cán bộ công chức đi công tác trong nước, ngoài nước của Bộ Tài chính được quy định như thế nào?
- Giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có cần thu thập thông tin phản ánh từ khách hàng không?