Số tiền lãi phát sinh mà bên vay đặc biệt phải trả khi sử dụng tiền vay đặc biệt không đúng mục đích là bao nhiêu?
Trả nợ vay đặc biệt được thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 37/2024/TT-NHNN như sau:
Trả nợ vay đặc biệt
1. Khi khoản vay đặc biệt đến hạn, bên vay đặc biệt phải trả hết nợ gốc, lãi vay đặc biệt cho Ngân hàng Nhà nước.
2. Việc trả nợ thực hiện theo phương thức trả nợ gốc và lãi vay đặc biệt một lần vào ngày đến hạn của khoản vay đặc biệt, bao gồm cả trường hợp gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt.
3. Bên vay đặc biệt có thể trả nợ (gốc, lãi) vay đặc biệt trước hạn; bên vay đặc biệt không phải trả phí trả nợ trước hạn.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc trả nợ vay đặc biệt được thực hiện theo phương thức trả nợ gốc và lãi vay đặc biệt một lần vào ngày đến hạn của khoản vay đặc biệt, bao gồm cả trường hợp gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt.
Bên vay đặc biệt có thể trả nợ (gốc, lãi) vay đặc biệt trước hạn và không phải trả phí trả nợ trước hạn.
Số tiền lãi phát sinh mà bên vay đặc biệt phải trả khi sử dụng tiền vay đặc biệt không đúng mục đích là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Số tiền lãi phát sinh mà bên vay đặc biệt phải trả khi sử dụng tiền vay đặc biệt không đúng mục đích là bao nhiêu?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 15 Thông tư 37/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Trả nợ vay đặc biệt
...
5. Trường hợp bị phát hiện sử dụng tiền vay đặc biệt không đúng mục đích, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm k khoản 4 Điều 34 Thông tư này (sau đây gọi là ngày Ngân hàng Nhà nước có thông báo), bên vay đặc biệt phải trả nợ:
a) Số tiền vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích;
b) Số tiền lãi phát sinh trên số tiền vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích với mức lãi suất bằng 130% lãi suất cho vay cầm cố của Ngân hàng Nhà nước tại ngày Ngân hàng Nhà nước có thông báo, kể từ ngày bên vay đặc biệt nhận giải ngân số tiền vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích đến ngày bên vay đặc biệt trả số tiền vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích.
...
Theo đó, trường hợp bên vay đặc biệt sử dụng tiền vay đặc biệt không đúng mục đích thì phải trả số tiền lãi phát sinh trên số tiền vay đặc biệt với mức lãi suất bằng 130% lãi suất cho vay cầm cố của Ngân hàng Nhà nước tại ngày Ngân hàng Nhà nước có thông báo, kể từ ngày bên vay đặc biệt nhận giải ngân số tiền vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích đến ngày bên vay đặc biệt trả số tiền vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích.
Lưu ý: Mục đích sử dụng tiền vay đặc biệt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Thông tư 37/2024/TT-NHNN, cụ thể như sau:
- Trường hợp bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt, bên vay đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên vay đặc biệt.
- Trường hợp bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bên vay đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên vay đặc biệt; việc sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là tổ chức do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định đối với từng bên vay đặc biệt cụ thể trên cơ sở đề xuất của Ban kiểm soát đặc biệt.
Trình tự giải ngân cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quy định như thế nào?
Trình tự giải ngân cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 37/2024/TT-NHNN như sau:
(1) Khi có nhu cầu được giải ngân vốn vay đặc biệt, bên vay đặc biệt gửi văn bản đề nghị giải ngân đến Ban kiểm soát đặc biệt, trong đó nêu rõ số tiền, thời điểm, lý do đề nghị giải ngân;
(2) Trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn vay đặc biệt của bên vay đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt xem xét, có ý kiến đối với văn bản đề nghị giải ngân của bên vay đặc biệt.
Trường hợp đồng ý, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị giải ngân, Ban kiểm soát đặc biệt có văn bản nêu rõ số tiền, thời điểm giải ngân kèm theo văn bản đề nghị giải ngân của bên vay đặc biệt gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
(3) Trên cơ sở hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản từ Ban kiểm soát đặc biệt và văn bản thông báo của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (nếu có), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giải ngân cho vay đặc biệt;
(3) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chỉ giải ngân cho vay đặc biệt sau khi đã hoàn thành thủ tục nhận tài sản bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?