Sơ lược về cuộc đời và những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sao?

Sơ lược về cuộc đời và những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sao? Nhiệm vụ bảo đảm an ninh của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được quy định như nào?

Sơ lược về cuộc đời và những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà ái quốc chân chính, nhà cách mạng sáng suốt, vị lãnh tụ thiên tài của Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

Giai đoạn từ năm 1890 đến năm 1911

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, khi hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc). Người sinh ngày 19/05/1890, tại làng Hoàng Trù, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

Tình yêu quê hương, đất nước và gia đình đã hình thành nên người thanh niên Nguyễn Tất Thành một nhân cách giàu lòng yêu nước, có hoài bão cứu nước cứu dân và thấu hiểu được sức mạnh của ý chí độc lập tự cường của dân tộc.

Giai đoạn từ năm 1911 đến năm 1920

Để thực hiện hoài bão của mình, ngày 05/06/1911, Người lên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng rời Tổ quốc đi sang Pháp.

Năm 1917, Người tham gia phong trào công nhân Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

Năm 1919, Người tham gia "Hội những người Việt Nam yêu nước" vào Đảng Xã hội Pháp - đảng của giai cấp công nhân Pháp.

Tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin trên báo L'Humanité (Nhân Đạo). Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.

Giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1930

Người thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và xuất bản báo Người cùng khổ (Le Paria) bằng tiếng Pháp vào năm 1922.

Năm 1925 Tại Quảng Châu, Nguời thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội mở lớp huấn luyện, đào tạo trực tiếp cán bộ cho cách mạng Việt Nam, ra báo Thanh niên bằng tiếng Việt.

Năm 1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập ra một Đảng Cộng sản thống nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945

Đảng vừa mới ra đời nhưng đã trực tiếp lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Được Quốc tế Cộng sản chấp thuận, vào ngày 28-01-1941, Người trở về Việt Nam sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài

Ngày 18/08/1945, Người viết thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công.

Ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1969

Mới giành được chính quyền chưa được bao lâu thì thực dân Pháp đã quay lại xâm lược Việt Nam.

Năm 1951, Người cùng Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng. Động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đẩy mạnh kháng chiến đưa đến thắng lợi ở Điện Biên Phủ lịch sử (năm 1954).

Tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc Việt Nam được giải phóng, nhưng miền Nam vẫn bị đế quốc Mỹ xâm lược.

Năm 1965, trước thất bại của chiến lược "chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ đã chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục bộ". Trước những hành động leo thang xâm lược tàn bạo của đế quốc Mỹ, Người đã ra Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, đồng bào và chiến sĩ từ hậu phương đến tiền tuyến đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng giành được thắng lợi vẻ vang nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

Ngày 02/09/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời, Người để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc thiêng liêng.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*

Sơ lược về cuộc đời và những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sao?

Sơ lược về cuộc đời và những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sao? (Hình từ Internet)

Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 61/2022/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm có như sau:

- Văn phòng Ban Quản lý Lăng.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình;

+ Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

- Các đơn vị chuyên trách phối thuộc:

+ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng;

+ Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.

- Trưởng ban Ban Quản lý Lăng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác; thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu; bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tại văn phòng Ban Quản lý Lăng, Các đơn vị sự nghiệp công lập nêu trên theo quy định của pháp luật.

- Văn phòng Ban Quản lý Lăng là tổ chức hành chính, tham mưu, giúp việc cho người đứng đầu Ban Quản lý Lăng, có con dấu riêng, cơ cấu tổ chức có 03 phòng.

Nhiệm vụ bảo đảm an ninh của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được quy định như nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 61/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:

Về giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; bảo đảm an ninh, an toàn khu vực.

- Thực hiện các nhiệm vụ về y tế để bảo quản, giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh;

- Bảo vệ an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh;

- Quản lý, vận hành, bảo đảm hệ thống hạ tầng, kỹ thuật; tôn tạo Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu đón tiếp Nhân dân, Khu Di tích K9 và các công trình có liên quan;

- Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu Di tích K9 và các khu vực khác thuộc phạm vi quản lý.

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Treo cờ Tổ quốc nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác 19 5 mấy ngày? Ngày 19 5 2025 kỷ niệm bao nhiêu năm?
Pháp luật
Hướng dẫn cách treo cờ Tổ Quốc nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh chi tiết?
Pháp luật
Thơ về Bác Hồ ngắn? Tổng hợp những bài thơ hay về Bác Hồ? Khẩu hiệu tuyên truyền 135 năm ngày sinh Bác Hồ?
Pháp luật
Sơ lược về cuộc đời và những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sao?
Pháp luật
Nơi bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ở đâu? Mục đích, yêu cầu lễ kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác?
Pháp luật
26 câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Pháp luật
Tổng hợp bài hát mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ? Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ người lao động có được nghỉ làm không?
Pháp luật
Bài phát biểu kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác? Bài phát biểu kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Pháp luật
Lời dẫn chương trình kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ 19 5? Lời dẫn chương trình kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Pháp luật
Lịch viếng Lăng Bác 19 5? Lăng Bác ngày 19 5 mở cửa mấy giờ? Lăng Bác mở cửa khi nào 19 5? 19 5 Lăng Bác mở cửa không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
12 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào