Sĩ quan quân đội không nghỉ hết số ngày phép trong năm thì chính sách chi trả tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi sĩ quan quân đội được bao nhiêu ngày phép trong năm? Và nếu không nghỉ hết số ngày phép trong năm thì chính sách chi trả tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ được quy định như thế nào?

Sĩ quan quân đội được nghỉ bao nhiêu ngày phép trong năm?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 153/2017/TT-BQP về quy định chế độ nghỉ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam:

"1. Sĩ quan được nghỉ phép hằng năm như sau:
a) Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;
b) Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;
c) Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.
2. Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:
a) 10 ngày đối với các trường hợp:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;
- Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK.
b) 05 ngày đối với các trường hợp:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;
- Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.
3. Sĩ quan quy định tại Khoản 2 Điều này, do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép năm được, thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho sĩ quan thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị vẫn không bố trí cho sĩ quan đi phép được thì được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm theo quy định tại Thông tư số 13/2012/TT-BQP.
4. Thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép hằng năm theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
5. Hằng năm chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và công tác của đơn vị, lập kế hoạch cho sĩ quan nghỉ phép, tỷ lệ nghỉ thường xuyên không quá 15% tổng số sĩ quan của đơn vị. Các đơn vị không thuộc khối sẵn sàng chiến đấu, tùy theo tính chất và yêu cầu nhiệm vụ để thực hiện cho phù hợp. Các học viện, nhà trường chủ yếu bố trí cho sĩ quan nghỉ phép vào dịp hè."

Theo đó, tùy thuộc vào số năm công tác và vị trí địa lý mà sẽ có những ngày phép khác nhau.

Sĩ quan quân đội

Sĩ quan quân đội

Sĩ quan quân đội nghỉ phép về thăm gia đình thì có được thanh toán tiền phương tiện đi lại và tiền phụ cấp đi đường hay không?

Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BQP quy định đối tượng áp dụng như sau:

"1. Đối tượng được thanh toán tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi đi nghỉ phép hàng năm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng (sau đây gọi là cán bộ, nhân viên) làm việc trong các cơ quan, đơn vị quân đội có sử dụng kinh phí do Nhà nước cấp, đóng quân tại các địa bàn có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên hoặc ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được nghỉ phép hàng năm thăm gia đình, cha mẹ cả bên chồng hoặc bên vợ), vợ hoặc chồng, con hoặc thăm quê quán.
b) Cán bộ, nhân viên làm việc trong các cơ quan, đơn vị quân đội có sử dụng kinh phí do Nhà nước cấp, đóng quân xa gia đình từ 500 km trở lên hoặc gia đình ở đồng bằng mà đóng quân ở vùng núi xa xôi hẻo lánh và ngược lại có khoảng cách từ 300 km trở lên được nghỉ phép hàng năm thăm vợ hoặc chồng; con; cha mẹ (cả bên chồng hoặc bên vợ)."

Theo đó, sĩ quan quân đội nghỉ phép về thăm gia đình thì sẽ được thanh toán tiền phương tiện đi lại và tiền phụ cấp đi đường

Sĩ quan quân đội không nghỉ hết số ngày phép trong năm thì chính sách chi trả tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 13/2012/TT-BQP quy định về chế độ chi trả tiền lương cho sĩ quan quân đội với những ngày chưa được nghỉ hoặc chưa được nghỉ hết số ngày nghỉ phép năm như sau:

"1. Điều kiện, chứng từ thanh toán:
a) Các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này:
- Đơn đề nghị thanh toán của đối tượng (Mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư này);
- Quyết định của Chỉ huy cấp Lữ đoàn và tương đương trở lên về việc giải quyết chi trả tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm (có danh sách kèm theo) hoặc Phê duyệt của Chủ tài khoản cấp trực thuộc Bộ, Danh sách chi trả tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm của đơn vị đề nghị (Mẫu 02 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Các đối tượng không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này:
- Đơn đề nghị thanh toán của đối tượng (Mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư này);
- Phê duyệt của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Danh sách chi trả tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm của đơn vị đề nghị; được Chủ tài khoản cấp trực thuộc Bộ xem xét, báo cáo (Mẫu 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Mức thanh toán và cách thức chi trả:
a) Mức thanh toán như sau:

Số tiền được thanh toán không nghỉ phép

=

Mức tiền lương cấp bậc (đối với sĩ quan) hoặc ngạch bậc (đối với QNCN, CNVQP), cộng với các khoản phụ cấp: chức vụ, thâm niên nghề, khu vực, thâm niên vượt khung (nếu có)

x

Số ngày được thanh toán

22 ngày





Số ngày được thanh toán

=

Thời gian nghỉ phép năm theo quy định

+

Thời gian được nghỉ thêm theo quy định

-

Thời gian đã nghỉ (nếu có)

b) Cách thức chi trả: được thực hiện một lần trong năm và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước."
Sĩ quan quân đội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chế độ, chính sách đối với sĩ quan quân đội nghỉ hưu theo Dự thảo Nghị định sửa đổi mới nhất
Pháp luật
Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?
Pháp luật
Các chức vụ sĩ quan quân đội hiện nay? Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan được quy định thế nào?
Pháp luật
Cục Nông binh được thành lập thời gian nào, ai là Cục trưởng đầu tiên được bổ nhiệm của Cục Nông binh?
Pháp luật
Sĩ quan là gì? Những việc sĩ quan không được làm là những việc nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thế nào?
Pháp luật
Tiêu chí tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong Quân đội theo dự thảo Nghị định mới nhất ra sao?
Pháp luật
Thông tư 53 2024 tăng trợ cấp hằng tháng với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc?
Pháp luật
Chính thức tăng 15% trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 1 11 2024 theo Thông tư 53 2024?
Pháp luật
Ai lãnh đạo công tác Bộ Quốc Phòng? Chức vụ sĩ quan quân đội có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng?
Pháp luật
Sĩ quan quân đội giữ chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sĩ quan quân đội
1,744 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sĩ quan quân đội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sĩ quan quân đội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào