Tiêu chí xác định độ nguy hiểm dịch Covid 19 trở lại là gì? Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành khi dịch Covid 19 trở lại ra sao?
Tiêu chí xác định độ nguy hiểm dịch Covid 19 trở lại là gì?
Tiêu chí xác định độ nguy hiểm dịch Covid 19 trở lại được quy định tại Mục 2 Phần II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 3984/QĐ-BYT năm 2023, cụ thể như sau:
(1) Về vi rút: biến thể mới của vi rút có sự tăng độc lực và ảnh hưởng tới hiệu quả của vắc xin, dịch bệnh có xu hướng gia tăng đột biến về số mắc, số trường hợp nặng và tử vong.
(2) Vắc xin phòng COVID-19: vắc xin hiện tại giảm hoặc mất hiệu quả với biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2
(3) Tình hình dịch: số mắc, số ca nặng và tử vong tăng nhanh, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố trọng điểm (đông dân cư, giao lưu lớn, du lịch, nhiều khu công nghiệp):
- Tỷ lệ ca mắc mới trong tuần trên địa bàn tỉnh, thành phố/100.000 dân ≥ 450.
- Tỷ lệ ca bệnh phải thở ô xy trung bình trong 7 ngày qua ghi nhận trên địa bàn tỉnh, thành phố/100.000 người: ≥ 32.
(4) Vượt quá năng lực của hệ thống y tế: thiếu giường điều trị, người dân không được tiếp cận để tư vấn điều trị:
- Tỷ lệ giường bệnh dành cho người bệnh COVID-19 còn trống tại các cơ sở thu dung, điều trị trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố /100.000 dân tại thời điểm đánh giá: ≤10.
- Tỷ lệ giường điều trị tích cực (ICU) có đủ nhân viên y tế phục vụ/100.000 dân: <4/100.000 dân.
Tiêu chí xác định độ nguy hiểm dịch Covid 19 trở lại là gì? Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành khi dịch Covid 19 trở lại ra sao? (Hình từ Internet)
Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành khi dịch Covid 19 trở lại ra sao?
Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành khi dịch Covid 19 trở lại được quy định tại Mục 1 Phần IV Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 3984/QĐ-BYT năm 2023, cụ thể như sau:
- Kích hoạt kế hoạch đáp ứng với tình huống xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
- Triển khai thực hiện 3 trụ cột trong phòng, chống dịch COVID-19:
(1) Cách ly nhanh nhất, hẹp nhất, nghiêm ngặt nhất có thể; có mục tiêu và lộ trình để có giải pháp phù hợp, hiệu quả để sớm kết thúc cách ly, phong tỏa;
(2) Xét nghiệm thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch, bảo đảm khoa học, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
(3) Điều trị tích cực từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở, góp phần giảm chuyển nặng, giảm tử vong. Đồng thời thực hiện hiệu quả phương châm 5K + vắc xin + điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân + các biện pháp cần thiết khác.
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện một số giải pháp cấp bách:
+ Cho phép áp dụng một số biện pháp thuộc quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp để phòng, chống dịch bệnh như: trưng mua, trưng dụng cơ sở vật chất, thiết bị y tế, thuốc, hoá chất, sinh phẩm, test kit xét nghiệm, vật tư y tế, cơ sở dịch vụ công cộng, phương tiện giao thông và các nguồn lực khác để chống dịch.
+ Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp chưa được luật quy định để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Trên cơ sở Quyết định của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ban ngành, các địa phương khẩn trương ban hành các hướng dẫn theo thẩm quyền.
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 và Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tại các tỉnh, thành phố. Bộ Y tế tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bí thư các tỉnh, thành phố trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo tổ chức họp thường xuyên hoặc đột xuất khi cần thiết để ra các văn bản chỉ đạo nhằm triển khai kịp thời, đồng bộ, thống nhất các biện pháp phòng chống dịch.
- Ban chỉ đạo các tỉnh, thành phố báo cáo cho Ban chỉ đạo Quốc gia hàng ngày.
- Đề xuất với Chính phủ quy định rõ thẩm quyền của Ban Chỉ đạo Quốc gia và Ban Chỉ đạo các địa phương trong việc quyết định các biện pháp phòng chống dịch để có sự chỉ đạo thống nhất, kịp thời.
- Ban Chỉ đạo có vai trò thống nhất, điều phối các hoạt động phòng chống dịch giữa các Bộ, ngành, cơ quan thành viên để các đơn vị, địa phương làm căn cứ triển khai theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Trên cơ sở các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố triển khai các nội dung chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phù hợp với tình hình thực tế dịch bệnh tại địa phương và các địa phương khác.
- Đề xuất với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan điều phối các nguồn lực hỗ trợ từ trung ương cho các địa phương, huy động nguồn lực từ các tỉnh, thành phố khác hỗ trợ cho các địa phương khó khăn.
Trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh theo Thông tư 21 là gì?
Trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh được quy định tại Điều 15 Thông tư 21/2024/TT-BYT, cụ thể như sau:
- Thực hiện nghiêm các quy định về chuyên môn kỹ thuật, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chỉ định sử dụng dịch vụ, thuốc, thiết bị y tế phù hợp với tình trạng của người bệnh.
- Sử dụng kinh phí từ nguồn thu phù hợp với các chi phí đã kết cấu trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để mua sắm, sửa chữa thay thế các thiết bị y tế không phải là tài sản cố định để bảo đảm điều kiện về chuyên môn, vệ sinh, an toàn người bệnh và nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.
- Trích lập, quản lý và sử dụng kết quả tài chính theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp có chênh lệch thu lớn hơn chi. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không sử dụng mức tích lũy quy định tại Điều 8 Thông tư này để xác định tổng chênh lệch thu chi từ việc thực hiện tự chủ tài chính của đơn vị.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của số liệu, tài liệu của hồ sơ phương án giá và ban hành định mức kinh tế- kỹ thuật theo thẩm quyền.
- Bảo đảm việc cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu đáp ứng các nguyên tắc sau đây:
+ Bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy chế tổ chức và hoạt động và bảo đảm hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, phương tiện và nhân lực theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi cung cấp dịch vụ theo yêu cầu phải đáp ứng thêm các yêu cầu sau đây:
++ Bảo đảm số giường bệnh để thực hiện dịch vụ theo yêu cầu tại một thời điểm không quá 20% so với tổng số giường bệnh thực hiện bình quân của năm trước liền kề (trừ số giường bệnh theo yêu cầu được bố trí khu vực riêng hoặc độc lập không lẫn với các giường bệnh thông thường tại các khoa, phòng do đơn vị đầu tư từ nguồn vốn vay, huy động, liên doanh, liên kết, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), mua sắm đầu tư từ quỹ phát triển sự nghiệp hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định);
++ Bảo đảm các chuyên gia, thầy thuốc giỏi của đơn vị dành một tỷ lệ thời gian nhất định (tối thiểu 70%) để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, người không có thẻ bảo hiểm y tế nhưng không sử dụng dịch vụ theo yêu cầu và hỗ trợ tuyến dưới.
+ Công khai, minh bạch danh mục, mức giá và khả năng cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để người dân, người bệnh biết, lựa chọn sử dụng dịch vụ trên cơ sở tự nguyện giữa người sử dụng dịch vụ và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; bảo đảm người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phác đồ điều trị đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành;
+ Thực hiện hạch toán và theo dõi riêng doanh thu, chi phí và phản ánh đầy đủ trên sổ kế toán, báo cáo tài chính; phải trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo cơ quan có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật sửa đổi bổ sung kịp thời đối với trường hợp định mức kinh tế - kỹ thuật không phù hợp với thực tế thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 21/2024/TT-BYT.
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có biến động hoặc các yếu tố hình thành giá biến động tăng hoặc giảm đảm bảo phù hợp với biến động của giá dịch vụ trên thị trường hoặc biến động của chỉ số giá tiêu dùng do Quốc hội công bố hàng năm hoặc chủ trương, chính sách của Nhà nước thay đổi.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước cơ quan nào? Chức năng của cấp ủy cấp tỉnh được quy định như thế nào?
- Quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ không?
- Hoá chất bị thải bỏ là gì? Xử lý hoá chất bị thải bỏ trong sử dụng như thế nào theo quy định pháp luật?
- Tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn là gì? Quy định mới về trách nhiệm của thuyền trưởng tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn như thế nào?
- Ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước là gì? Điều kiện ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước?