Sáp nhập tỉnh thành: Danh sách 6 tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ hiện nay? Phân loại đơn vị hành chính dựa trên các tiêu chí nào?
Sáp nhập tỉnh thành: Danh sách 6 tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ hiện nay?
Vùng Đông Nam Bộ giữ một vị trí chiến lược và có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, cũng như trong việc bảo vệ quốc phòng, an ninh và thúc đẩy đối ngoại của đất nước. Nhờ sở hữu nhiều lợi thế và tiềm năng nổi bật, khu vực này luôn đi đầu trong đổi mới, năng động và sáng tạo, trở thành trung tâm tăng trưởng chủ lực của cả nước.
Với tổng diện tích hiện nay là 23.551,4 km², dưới đây là danh sách 6 tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ hiện nay:
STT | Tỉnh thành | Diện tích | Quy mô dân số |
1 | Bình Phước | 6.873,6 | 1.045,5 |
2 | Tây Ninh | 4.041,7 | 1.194,9 |
3 | Bình Dương | 2.694,6 | 2.823,4 |
4 | Đồng Nai | 5.863,6 | 3.310,9 |
5 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 1.982,6 | 1.187,5 |
6 | TP.Hồ Chí Minh | 2.095,4 | 9.456,7 |
Xem chi tiết >>> Diện tích dân số 63 tỉnh thành Việt Nam mới nhất?
Số liệu được tổng hợp từ thông tin mới nhất của Tổng cục Thống kê
Sáp nhập tỉnh thành: Danh sách 6 tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ hiện nay? Đề án sáp nhập tỉnh thành và đổi tên đơn vị hành chính có cần lấy ý kiến của người dân không? (Hình từ Internet)
Đề án sáp nhập tỉnh thành và đổi tên đơn vị hành chính có cần lấy ý kiến của người dân không?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
...
3. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
4. Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
5. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
6. Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Như vậy, đề án sáp nhập tỉnh thành và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Lưu ý: Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh thành và đổi tên của đơn vị hành chính gồm có:
- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
Phân loại đơn vị hành chính dựa trên các tiêu chí nào?
Căn cứ Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Phân loại đơn vị hành chính
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, miền núi, vùng cao, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Như vậy, phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí sau:
+ Tiêu chí về quy mô dân số,
+ Tiêu chí về diện tích tự nhiên,
+ Tiêu chí về trình độ phát triển kinh tế - xã hội,
+ Tiêu chí về các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, miền núi, vùng cao, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?
- Cục Việc làm thuộc Bộ Nội vụ có tư cách pháp nhân không? Tên giao dịch quốc tế của Cục Việc làm là gì?
- Kết quả đấu giá biển số xe được thông báo cho người tham gia đấu giá biển số xe thông qua hình thức nào?
- 5 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ? Yêu cần cần đạt của quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 6?
- Bài phát biểu Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4? Bài phát biểu ý nghĩa? Chính sách nhà nước về người khuyết tật thế nào?