Sáp nhập tỉnh: Danh sách 11 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng mới nhất hiện nay? Quan điểm phát triển gồm những nội dung gì?

Sáp nhập tỉnh: Danh sách 11 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng mới nhất hiện nay? Quan điểm phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng theo Quyết định 368 gồm những nội dung gì? Thủ tướng Chính Phủ quy định về tầm nhìn đến năm 2050 đối với Vùng đồng bằng sông Hồng như thế nào?

Sáp nhập tỉnh: Danh sách 11 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng mới nhất hiện nay?

Nóng: Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 có tên gọi, trụ sở

>> Sáp nhập TP HCM Bình Dương Bà Rịa Vũng Tàu mới nhất: Tổng diện tích sau sáp nhập là bao nhiêu? Chi tiết?

>> TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu diện tích dân số là bao nhiêu?

>> Danh sách các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long

>> Sáp nhập tỉnh: Danh sách 14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc?

>>> Toàn bộ 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm đối với CBCCVC và LLVT sau sáp nhập tỉnh thành 2025?

>> Danh sách 52 tỉnh thành sáp nhập thành 23 tỉnh thành mới

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 có quy định như sau:

Định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội
1. Phân vùng kinh tế - xã hội, định hướng phát triển và liên kết vùng
a) Phân vùng kinh tế - xã hội
Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.
- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau;
...

Như vậy, theo quy định nêu trên thì danh sách và số liệu 11 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng mới nhất hiện nay:

STT

Tỉnh/thành

Diện tích

Dân số

1

Hà Nội

3.359,8

8.587,1

2

Hải Phòng

1.526,5

2.105,0

3

Hải Dương

1.668,3

1.956,9

4

Hưng Yên

930,2

1.301,0

5

Vĩnh Phúc

1.236,0

1.211,3

6

Bắc Ninh

822,7

1.517,4

7

Thái Bình

1.584,6

1.882,3

8

Nam Định

1.668,8

1.887,1

9

Hà Nam

861,9

885,9

10

Ninh Bình

1.411,8

1.017,1

11

Quảng Ninh

6.207,9

1.381,2

Xem thêm: Danh sách tên các tỉnh sau sáp nhập theo Nghị quyết 60 năm 2025

Lưu ý: Số liệu được tổng hợp từ thông tin của Tổng cục Thống kê

Sáp nhập tỉnh: Danh sách 11 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng mới nhất hiện nay?

Sáp nhập tỉnh: Danh sách 11 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng mới nhất hiện nay? (Hình từ internet)

Quan điểm phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng theo Quyết định 368 gồm những nội dung gì?

Căn cứ theo khoản 1 Mục II Điều 1 Quyết định 368 /QĐ-TTg có quy định về quan điểm phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng như sau:

(1) Vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững. Phát triển vùng phải phát huy vai trò và khai thác hiệu quả các thế mạnh về địa chính trị, địa kinh tế, điều kiện tự nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử; các hành lang, vành đai kinh tế, cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế, hệ thống đô thị; phải bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước giai đoạn 2021 - 2030, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quốc gia có liên quan; bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa và sự phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch ngành quốc gia

(2) Phát triển và cơ cấu lại kinh tế vùng phải dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của vùng; phải phát huy hiệu quả các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, các trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu quốc gia để chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp và dịch vụ hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn, bảo đảm vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái dẫn đầu cả nước. Phát triển hiệu quả, bền vững kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển

(3) Phát triển kinh tế hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá, giá trị lịch sử, nhất là văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Coi văn hóa và các giá trị truyền thống là nguồn lực phát triển hướng tới nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị. Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo bảo đảm chất lượng cao, hiện đại, tương đương với các quốc gia phát triển trong khu vực

(4) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm tổ chức không gian hợp lý, hiệu quả, thống nhất, liên kết nội vùng, liên vùng, khu vực và quốc tế, phát huy tối đa những lợi thế của vùng và tác động lan tỏa của các vùng động lực, cực tăng trưởng, các hành lang kinh tế và các cảng quốc tế. Tổ chức không gian phát triển vùng phải gắn kết giữa khu vực đất liền với không gian biển; quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả không gian ngầm, vùng biển, vùng trời. Chú trọng việc kết nối các hành lang kinh tế trong nước với các hành lang kinh tế của khu vực và quốc tế. Ưu tiên bố trí nguồn lực cho các công trình động lực, có tính lan toả, kết nối vùng

(5) Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất, nước, rừng, biển; tài nguyên số, không gian số; bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước; bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhất là rừng ngập mặn; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế, các địa phương ngoại vùng trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực sông Hồng

(6) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh biên giới, vùng biển và hải đảo; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Tiêu chuẩn và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính đối với các tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 có quy định về Tiêu chuẩn và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính đối với các tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng như sau:

Về quy mô dân số: Tỉnh từ 500.000 người trở xuống được tính 10 điểm; trên 500.000 người thì cứ thêm 30.000 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm;

Về diện tích tự nhiên: từ 1.000 km2 trở xuống được tính 10 điểm; trên 1.000 km2 thì cứ thêm 200 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.

Về số đơn vị hành chính trực thuộc:

- Có từ 10 đơn vị hành chính cấp huyện trở xuống được tính 2 điểm; trên 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm;

- Có tỷ lệ số thành phố thuộc tỉnh và thị xã trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 20% trở xuống được tính 1 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm.

Về trình độ phát triển kinh tế - xã hội:

+ Có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 10% trở xuống được tính 8 điểm; trên 10% thì cứ thêm 1% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 10 điểm.

Đối với trường hợp không có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương, nếu có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% trở xuống được tính 3 điểm; trên 50% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm;

- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở xuống được tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

- Thu nhập bình quân đầu người từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

- Có từ 20% đến 30% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới được tính 1 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

- Tỷ lệ giường bệnh trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm;

- Tỷ lệ bác sỹ trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm;

- Tỷ lệ hộ nghèo từ mức bình quân chung cả nước trở lên được tính 1 điểm; dưới mức bình quân chung cả nước thì cứ giảm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.

Về các yếu tố đặc thù:

- Có từ 20% đến 30% dân số là người dân tộc thiểu số được tính 1 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm;

- Có từ 10% đến 20% đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có đường biên giới quốc gia trên đất liền được tính 1 điểm; trên 20% thì cứ thêm 10% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh 2025: Danh sách 11 tỉnh thành không thực hiện sáp nhập theo Nghị quyết 60-NQ/TW?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh Lào Cai và Yên Bái năm 2025 tên gọi dự kiến chi tiết? Hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái lấy tên là gì theo Nghị quyết 60?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh: quy hoạch tỉnh sau sáp nhập được hiểu như thế nào? 9 quy trình lập quy hoạch tỉnh sau sáp nhập?
Pháp luật
Bảng diện tích các tỉnh sau sáp nhập năm 2025 dự kiến? Tên gọi các tỉnh sau sáp nhập theo Nghị quyết 60?
Pháp luật
Danh sách sáp nhập các tỉnh miền Nam 2025 dự kiến? Danh sách 19 tỉnh thành miền Nam dự kiến sáp nhập?
Pháp luật
Tên gọi các tỉnh miền Nam sau sáp nhập 2025 dự kiến? Danh sách 8 tỉnh thành miền Nam sau sáp nhập mới nhất?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh: Danh sách 7 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long giáp biển hiện nay? Danh sách sáp nhập tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến?
Pháp luật
Tên gọi các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long sau sáp nhập 2025 theo Nghị quyết 60 dự kiến mới nhất?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh: Diện tích tỉnh sáp nhập nhỏ nhất năm 2025 theo Nghị Quyết 60 dự kiến là tỉnh nào?
Pháp luật
Sáp nhập TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương tên gọi chi tiết dự kiến năm 2025? Hợp nhất TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương lấy tên là gì theo Nghị quyết 60?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
484 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào