Sáp nhập tỉnh: Sáp nhập Khánh Hòa Ninh thuận có tổng diện tích là bao nhiêu? Khánh Hòa Ninh Thuận thuộc vùng kinh tế nào?
Sáp nhập tỉnh: Sáp nhập Khánh Hòa Ninh thuận có tổng diện tích là bao nhiêu?
Theo quy định về số liệu của Tổng cục Thống kê thì dự kiến sau sáp nhập tỉnh thì tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận sẽ có tổng diện tích như sau:
STT | Tỉnh Thành | Diện tích (km²) |
1 | Khánh Hòa | 5.199,6 |
2 | Ninh Thuận | 3.355,7 |
Như vậy, theo số liệu trên đây có thể thấy dự kiến tổng diện tích sau sáp nhập của tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh thuận sẽ là 8.555,3 Km2.
Lưu ý: Trên đây là nội dung được tổng hợp từ thông tin mới nhất của Tổng cục Thống kê. Hiện nay, vẫn chưa có thông tin, quyết định chính thức về diện tích cụ thể sau sáp nhập tỉnh chi tiết.
Sáp nhập tỉnh: Sáp nhập Khánh Hòa Ninh thuận có tổng diện tích là bao nhiêu? Khánh Hòa Ninh Thuận thuộc vùng kinh tế nào? (Hình từ Internet)
Khánh Hòa Ninh Thuận thuộc vùng kinh tế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 có quy định như sau:
Định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội
1. Phân vùng kinh tế - xã hội, định hướng phát triển và liên kết vùng
a) Phân vùng kinh tế - xã hội
Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.
- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau;
...
Như vậy, theo quy định trên thì phân vùng kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh thuận sẽ thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
Hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh gồm có những giấy tờ nào theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất?
Hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh gồm có những giấy tờ nào theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất, căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định về hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
a) Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
b) Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
c) Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
d) Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
3. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh và đổi tên đơn vị hành chính sẽ bao gồm những giấy tờ, cụ thể như sau:
- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Nội dung hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự được quy định những gì? 3 nguyên tắc hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự?
- Mẫu đoạn văn ngắn về lý do em thích nhân vật Thánh Gióng trong chương trình môn Ngữ văn? Chương trình giáo dục môn Ngữ Văn có mục tiêu chung ra sao?
- Nghỉ hưu trước tuổi: Nữ CBCC cấp xã hưởng trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc thế nào?
- Thẩm quyền quyết định xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại?
- Sáp nhập xã: chuyển mô hình chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ, lấy người dân là trung tâm theo Kế hoạch 47?