Sáp nhập xã: chuyển mô hình chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ, lấy người dân là trung tâm theo Kế hoạch 47?
Sáp nhập xã: chuyển mô hình chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ, lấy người dân là trung tâm theo Kế hoạch 47?
Ngày 14/4/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025 về thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp.
Căn cứ theo Phụ lục nội dung, nhiệm vụ thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp ban hành kèm theo Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025 nêu rõ:
Lãnh đạo, chỉ đạo việc đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các luật, nghị quyết quy định
TT | Nội dung, nhiệm vụ | Dự kiến hoàn thành trước ngày | Ghi chú |
3.1 | Về thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, tổ chức lại hệ thống thanh tra… | 05/05/2025 | |
3.2 | Quản lý nhà nước, quản trị quốc gia, quản lý xã hội, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của cấp Trung ương1 (Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành Trung ương), chính quyền cấp tỉnh2 , chính quyền cấp xã3; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong từng ngành, lĩnh vực, như Tư pháp, tài chính, ngân sách, thuế, đầu tư, kinh doanh, thương mại, du lịch, xây dựng, giao thông, vận tải, thủy lợi, đất đai, tài nguyên, môi trường, nông nghiệp, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội, bảo hiểm, lao động, việc làm…, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua; báo cáo Bộ Chính trị những nội dung theo thẩm quyền. | 05/05/2025 | |
... | ... | ... | ... |
1Cấp Trung ương xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, giữ vai trò kiến tạo, quản lý vĩ mô và kiểm tra, giám sát.
2Cấp tỉnh: Hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp tỉnh theo hướng nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ, “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” bảo đảm hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
3Cấp xã: Chuyển từ mô hình “chính quyền quản lý” sangmô hình “chính quyền phục vụ”, lấy người dân là trung tâm, chủ động nắm bắt, giải quyết các vấn đề phát sinh và liên quan đến cá nhân, tổ chức ngay từ cơ sở.
Như vậy, theo Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025 giao lãnh đạo, chỉ đạo việc đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các luật, nghị quyết quy định. Trong đó sẽ:
Quản lý nhà nước, quản trị quốc gia, quản lý xã hội, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của chính quyền cấp xã. Cụ thể:
Chuyển mô hình chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ, lấy người dân là trung tâm, chủ động nắm bắt, giải quyết các vấn đề phát sinh và liên quan đến cá nhân, tổ chức ngay từ cơ sở.
Thông tin "Sáp nhập xã: chuyển mô hình chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ, lấy người dân là trung tâm theo Kế hoạch 47?" như trên.
Sáp nhập xã: chuyển mô hình chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ, lấy người dân là trung tâm theo Kế hoạch 47? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn đổi tên xã sau sáp nhập?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định về đặt tên, đổi tên của đơn vị hành chính cấp xã như sau:
- Tên của đơn vị hành chính cấp xã cần dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, bảo đảm tính hệ thống, khoa học, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ;
- Khuyến khích đặt tên của đơn vị hành chính cấp xã theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin;
- Tên của đơn vị hành chính cấp xã không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp.
Hồ sơ, trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh, xã hiện nay?
Hồ sơ, trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh, xã 2025 được quy định tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, cụ thể như sau:
(1) Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(2) Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(3) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia dơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chú mương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới vớ đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
(4) Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(5) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trinh Chính phủ và dược thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
(6) Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Cả nước có 34 tỉnh thành, giảm 60-70% số lượng cấp xã sau sáp nhập 2025 theo Nghị quyết 60?
- Tư vấn nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là hoạt động gì? Nội dung tư vấn bao gồm những gì?
- Phim nóng là gì? Xem phim nóng có vi phạm pháp luật không? Tự đăng phim nóng của mình lên mạng xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 20 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 20 4 2025?
- Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra được hiểu thế nào? 9 trường hợp cơ quan nhà nước không trực tiếp cung cấp thông tin?