Sáp nhập đơn vị hành chính: Giữ nguyên số lượng các cơ quan chuyên môn tại các Huyện ở hải đảo, thành phố đảo đúng không?

Sáp nhập đơn vị hành chính: Giữ nguyên số lượng các cơ quan chuyên môn tại các Huyện ở hải đảo, thành phố đảo đúng không? Sáp nhập đơn vị hành chính thì huyện ở hải đảo, thành phố có tên gọi là gì? Tổ chức thành phố và 11 huyện đảo theo Công văn 03?

Sáp nhập đơn vị hành chính: Giữ nguyên số lượng các cơ quan chuyên môn tại các Huyện ở hải đảo, thành phố đảo đúng không?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 có quy định như sau:

II. VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP
...
2. Về chính quyền địa phương cấp xã (xã, phường, đặc khu)
2.1. Về cơ cấu tổ chức
...
- Đối với trường hợp 01 ĐVHC cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp), giao địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét quyết định số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cho phù hợp hoặc không tổ chức các phòng chuyên môn theo hướng dẫn chung (trừ các Ban của HĐND hiện có) mà phân công công chức chuyên môn trực tiếp đảm nhiệm các vị trí việc làm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp xã mới. Trường hợp không tổ chức các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp xã, giao UBND cấp tỉnh quyết định tăng biên chế so với số lượng biên chế cán bộ, công chức cấp xã hiện nay để thực hiện các nhiệm vụ mới chuyển giao từ cấp huyện. Dự kiến số lượng biên chế không quá 40 cán bộ, công chức, trong đó tập trung cho công chức trực tiếp đảm nhiệm các lĩnh vực công tác xây dựng Đảng, công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, công tác chính quyền.
- Đối với các huyện đảo, thành phố đảo có ĐVHC cấp xã trực thuộc, khi thực hiện sắp xếp thành đặc khu thì kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp xã và trước mắt giữ nguyên số lượng các cơ quan chuyên môn của huyện đảo, thành phố đảo như hiện nay; sau đó thực hiện theo hướng dẫn mới của Chính phủ.
- Tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự ở ĐVHC cấp xã mới sau sắp xếp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

Như vậy, tại Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 thì đối với các huyện ở hải đảo, thành phố ở hải đảo có đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, khi thực hiện sắp xếp thành đặc khu thì kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp xã và trước mắt giữ nguyên số lượng các cơ quan chuyên môn của huyện đảo, thành phố đảo như hiện nay; sau đó thực hiện theo hướng dẫn mới của Chính phủ.

Sáp nhập đơn vị hành chính: Giữ nguyên số lượng các cơ quan chuyên môn tại các Huyện ở hải đảo, thành phố đảo đúng không?

Sáp nhập đơn vị hành chính: Giữ nguyên số lượng các cơ quan chuyên môn tại các Huyện ở hải đảo, thành phố đảo đúng không? (Hình từ Internet)

Sáp nhập đơn vị hành chính thì huyện ở hải đảo, thành phố có tên gọi là gì? Tổ chức thành phố và 11 huyện đảo theo Công văn 03?

Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Phần I Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 có quy định về định hướng sắp xếp đối với các ĐVHC cấp xã thuộc các ĐVHC cấp huyện ở hải đảo như sau:

I. VỀ SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, CẤP XÃ
...
3. Định hướng sắp xếp đối với các ĐVHC cấp xã thuộc các ĐVHC cấp huyện ở hải đảo
Theo định hướng của cấp có thẩm quyền khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp thì các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay sẽ chuyển thành các đặc khu, gồm: thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) và 11 huyện đảo, gồm: Vân Đồn, Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh), Cát Hải, Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng), Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng), Phú Quý (tỉnh Bình Thuận), Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang), Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị), Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Theo đó, trong Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã của các tỉnh, thành phố nêu trên cần lưu ý như sau: (1) Xây dựng phương án chuyển nguyên trạng các huyện đảo, thành phố đảo thành đặc khu và kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp xã (nếu có) thuộc huyện đảo, thành phố đảo; (2) Riêng đối với tỉnh Kiên Giang, cấp có thẩm quyền đã đồng ý chủ trương tách xã Thổ Châu thuộc thành phố Phú Quốc để thành lập 01 huyện riêng, theo đó đề nghị xây dựng phương án thành lập 02 đặc khu: Phú Quốc và Thổ Châu.

Như vậy, theo Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 thì sau sáp nhập đơn vị hành chính thì huyện ở hải đảo, thành phố hiện nay sẽ chuyển thành các đặc khu.

Trong đó, các đặc khu sẽ bao gồm:

- Thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang);

- 11 huyện đảo, gồm: Vân Đồn, Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh), Cát Hải, Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng), Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng), Phú Quý (tỉnh Bình Thuận), Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang), Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị), Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Lưu ý: Trong Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã của các tỉnh, thành phố nêu trên cần lưu ý như sau:

(1) Xây dựng phương án chuyển nguyên trạng các huyện đảo, thành phố đảo thành đặc khu và kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp xã (nếu có) thuộc huyện đảo, thành phố đảo;

(2) Riêng đối với tỉnh Kiên Giang, cấp có thẩm quyền đã đồng ý chủ trương tách xã Thổ Châu thuộc thành phố Phú Quốc để thành lập 01 huyện riêng, theo đó đề nghị xây dựng phương án thành lập 02 đặc khu: Phú Quốc và Thổ Châu.

Chính quyền địa phương ở hải đảo có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:

Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở hải đảo được pháp luật quy định có nội dung như sau:

- Chính quyền địa phương cấp huyện ở hải đảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng của chính quyền địa phương ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương quy định tại Mục 2 Chương IV Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025.

- Chính quyền địa phương cấp xã ở hải đảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng của chính quyền địa phương ở xã, phường, thị trấn quy định tại Mục 3 Chương IV Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025.

- Trường hợp tại đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cả các nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025. và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho chính quyền địa phương tại các đơn vị hành chính ở hải đảo trong các văn bản quy phạm pháp luật khác phải bảo đảm tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan nhà nước tại địa phương, bảo đảm linh hoạt, chủ động ứng phó khi có sự kiện, tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải đảo, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm thu hút người dân ra sinh sống, bảo vệ và phát triển hải đảo.

Sáp nhập đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sáp nhập đơn vị hành chính: Giữ nguyên số lượng các cơ quan chuyên môn tại các Huyện ở hải đảo, thành phố đảo đúng không?
Pháp luật
Thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, không tổ chức cấp huyện trước ngày 15 tháng 8 đúng không?
Pháp luật
Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã được sắp xếp dựa vào nguyên tắc nào theo Đề án ban hành kèm Quyết định 759?
Pháp luật
4 nội dung về phương án sáp nhập đơn vị hành chính được thông qua tại Nghị quyết 60 NQ TW như thế nào?
Pháp luật
Sáp nhập đơn vị hành chính: Hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân sau sáp nhập có bao nhiêu cấp?
Pháp luật
Sáp nhập đơn vị hành chính có thực hiện bỏ thôn tổ dân phố hiện có hay không theo Quyết định 759?
Pháp luật
Có tăng số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức cấp xã sau sáp nhập không? Nguyên tắc tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp là gì?
Pháp luật
Các cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện những phương án gì sau sáp nhập đơn vị hành chính?
Pháp luật
Sáp nhập đơn vị hành chính: Có giữ nguyên các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn không theo Công văn 2147?
Pháp luật
Danh sách tên gọi phường xã ở Hà Nội sau sáp nhập thế nào? Dự kiến tên gọi 126 phường xã ở Hà Nội sau sáp nhập ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập đơn vị hành chính
9 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào