Sáp nhập còn 34 tỉnh thành: Trường hợp nào người dân phải làm lại căn cước? Mất bao nhiêu ngày? Tại đâu?

Sáp nhập còn 34 tỉnh thành: Trường hợp nào người dân phải làm lại căn cước? Cấp thẻ căn cước mất bao nhiêu ngày? Làm thủ tục ở đâu? Sáp nhập còn 34 tỉnh thành thì thủ tục hành chính phát sinh vấn đề thì đến cơ quan trước hay sau sáp nhập để giải quyết?

Sáp nhập còn 34 tỉnh thành: Trường hợp nào người dân phải làm lại căn cước?

Căn cứ tại Nghị quyết 190/2025/QH15 quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Trong đó, căn cứ tại Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15 quy định về văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp như sau:

Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp
1. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn được áp dụng do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành hoặc liên tịch với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác ban hành trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà sau khi sắp xếp không xác định được cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ văn bản.

Theo đó, văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sáp nhập mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.

Đồng thời, căn cứ tại Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định về các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau:

10 trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước bao gồm:

- Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:

+ Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Căn cước 2023;

+ Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;

+ Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;

+ Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;

+ Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;

+ Xác lập lại số định danh cá nhân;

+ Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.

- Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm:

+ Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 Luật Căn cước 2023;

+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, sau khi sáp nhập còn 34 tỉnh thành thì không bắt buộc người dân phải làm lại căn cước. Căn cước được cấp trước khi sáp nhập mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật

Ngoài ra, sẽ thực hiện cấp thẻ căn cước khi người dân có yêu cầu do thông tin trên căn cước thay đổi sau khi sáp nhập còn 34 tỉnh thành.

Sáp nhập còn 34 tỉnh thành: Trường hợp nào người dân phải làm lại căn cước? Mất bao nhiêu ngày? Tại đâu?

Sáp nhập còn 34 tỉnh thành: Trường hợp nào người dân phải làm lại căn cước? Mất bao nhiêu ngày? Tại đâu? (Hình từ Internet)

Cấp thẻ căn cước mất bao nhiêu ngày? Làm thủ tục ở đâu?

Căn cứ tại Điều 26 Luật Căn cước 2023 quy định trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của Luật này, cơ quan quản lý căn cước phải cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.

Cũng tại Điều 28 Luật Căn cước 2023 thì Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.

Tại Điều 27 Luật Căn cước 2023 quy định về nơi làm thủ tục cấp đổi thẻ căn cước như sau:

- Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú.

- Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định.

- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý căn cước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Luật Căn cước 2023 tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân.

Sáp nhập còn 34 tỉnh thành thì thủ tục hành chính phát sinh vấn đề thì đến cơ quan trước hay sau sáp nhập để giải quyết?

Sáp nhập còn 34 tỉnh thành thì thủ tục hành chính phát sinh vấn đề thì đến cơ quan trước hay sau sáp nhập để giải quyết, căn cứ tại khoản 5 Điều 4 Nghị quyết 190/2025/QH15 quy định về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, chức danh có thẩm quyền như sau:

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, chức danh có thẩm quyền
1. Khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, chức danh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật được tiếp tục thực hiện bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đó.
2. Trường hợp khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vị trí, mô hình, cơ cấu tổ chức của cơ quan sau sắp xếp có thay đổi thì cơ quan, người có thẩm quyền được ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan hình thành sau sắp xếp khác với quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên đã ban hành trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước nhưng phải bảo đảm phù hợp với phương án sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
...
4. Trường hợp văn bản hiện hành quy định trách nhiệm phối hợp công tác giữa cơ quan thuộc đối tượng thực hiện sắp xếp với cơ quan khác thì cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được sắp xếp chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện nội dung công việc đó theo quy định.
5. Cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục thực hiện các công việc, thủ tục đang được các cơ quan thuộc đối tượng thực hiện sắp xếp thực hiện. Trường hợp các công việc, thủ tục đang thực hiện hoặc đã hoàn thành trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước nhưng phát sinh vấn đề liên quan cần giải quyết sau khi sắp xếp thì cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan để giải quyết vấn đề phát sinh đó.
...

Như vậy, trường hợp thủ tục đang thực hiện hoặc đã hoàn thành trước khi sáp nhập còn 34 tỉnh thành nhưng phát sinh vấn đề liên quan cần giải quyết sau khi sáp nhập thì cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan để giải quyết vấn đề phát sinh đó.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm kê việc sử dụng phiếu xin ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình? Tải về mẫu?
Pháp luật
Bản đồ 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 được thành lập mới khi nào? Bản đồ Việt Nam sau sáp nhập tỉnh thành 2025 khi nào được lập mới?
Pháp luật
Danh sách 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập 2025 theo Nghị quyết 60? Diện tích, dân số các tỉnh thành sau sáp nhập thế nào?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh thành 2025 mới nhất: Cán bộ, công chức lãnh đạo tỉnh được bố trí sau sắp xếp như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ không đủ tiêu chuẩn vị trí việc làm sẽ bị tinh giản sau sáp nhập tỉnh thành, sáp nhập xã 2025?
Pháp luật
Công văn 1497/BNV-TCBC về chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố khi sáp nhập tỉnh, xã 2025?
Pháp luật
Biển số xe dự kiến của thành phố Huế sau khi sáp nhập tỉnh thành? Quy trình thủ tục cấp đổi biển số xe?
Pháp luật
Sau sáp nhập tỉnh thành 2025: Còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương dự kiến đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh thành (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)?
Pháp luật
Tỉnh Bắc Ninh sáp nhập Bắc Giang theo Quyết định 759 có diện tích tự nhiên sau sáp nhập là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
73 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào