Sào cách điện là gì? Yêu cầu chung đối với cơ cấu lắp kèm của sào cách điện để làm việc có điện được quy định như thế nào?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp thắc mắc như sau sào cách điện là gì? Yêu cầu chung đối với cơ cấu lắp kèm của sào cách điện để làm việc có điện được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh C.H.H đến từ Hải Phòng.

Sào cách điện là gì? Yêu cầu chung đối với cơ cấu lắp kèm của sào cách điện để làm việc có điện được quy định như thế nào?

Sào cách điện là gì?

Theo quy định tại tiết 3.1.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9628-1:2013 (IEC 60832-1:2010) về Làm việc có điện - Sào cách điện và các cơ cấu lắp kèm - Phần 1: Sào cách điện thì:

Sào cách điện (insulating stick) là dụng cụ cách điện về cơ bản được làm từ ống cách điện và/hoặc thanh cách điện có (các) phụ kiện đầu sào.

Yêu cầu chung đối với cơ cấu lắp kèm của sào cách điện để làm việc có điện được quy định như thế nào?

Yêu cầu chung đối với cơ cấu lắp kèm của sào cách điện để làm việc có điện được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9628-2:2013 (IEC 60832-2:2010) về Làm việc có điện - Sào cách điện và các cơ cấu lắp kèm - Phần 2: Cơ cấu lắp kèm như sau:

Các yêu cầu trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9628-2:2013 nhằm:

- Để các sản phẩm thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn được thiết kế và chế tạo sao cho góp phần an toàn cho người sử dụng với điều kiện các sản phẩm này được sử dụng bởi những người có kỹ năng trong làm việc có điện, theo phương pháp an toàn lao động và hướng dẫn sử dụng.

Tất cả các bu lông được sử dụng để nối hai bộ phận với nhau phải có độ bền cơ thích hợp và đủ cả về lực kéo và lực cắt cho mục đích này.

Cơ cấu chịu lực kéo hoặc nén khi sử dụng phải được thiết kế sao cho lực này được đặt dọc trục của sào cách điện.

Phương pháp cố định cơ cấu phải đảm bảo rằng cơ cấu không thể bị rời ra một cách ngẫu nhiên trong khi sử dụng.

Phương pháp cố định cơ cấu phải được thiết kế và có kết cấu sao cho góc tạo bởi trục của sào cách điện và cơ cấu lắp với nó có thể điều chỉnh theo các nấc 30°. Hai ví dụ của hệ thống như vậy được thể hiện trong Phụ lục A.

Sào cách điện và các cơ cấu lắp kèm

Sào cách điện là gì? Yêu cầu chung đối với cơ cấu lắp kèm của sào cách điện để làm việc có điện được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc ghi nhãn đối với cơ cấu lắp kèm của sào cách điện để làm việc có điện như thế nào?

Việc ghi nhãn đối với cơ cấu lắp kèm của sào cách điện để làm việc có điện được quy định tại tiểu mục 4.5 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9628-2:2013 (IEC 60832-2:2010) về Làm việc có điện - Sào cách điện và các cơ cấu lắp kèm - Phần 2: Cơ cấu lắp kèm như sau:

Từng cơ cấu lắp kèm phải được ghi nhãn với các nội dung sau:

- Tên nhà chế tạo hoặc thương hiệu;

- Kiểu tham chiếu;

- Năm chế tạo và tháng chế tạo (nếu có thể);

- Ký hiệu IEC 60417-5216 (2002-10) - Thích hợp để làm việc có điện; tam giác kép (xem Phụ lục B);

CHÚ THÍCH: Tỷ số chính xác giữa chiều cao của hình vẽ và đáy của tam giác là 1,43. Để thuận tiện, tỷ số này có thể chọn các giá trị từ 1,4 đến 1,5.

- Số hiệu tiêu chuẩn TCVN/IEC ngay cạnh ký hiệu (TCVN 9628-2/IEC 60832-2).

Lưu ý: ghi nhãn phải bền, dễ đọc và rõ ràng đối với người nhìn bằng mắt thường hoặc có kính điều chỉnh thị lực nhưng không phóng đại thêm.

Các đặc tính khác hoặc thông tin khác không cần thiết ở vị trí làm việc, ví dụ như năm xuất bản tiêu chuẩn, phải đi kèm với hạng mục sản phẩm theo cách khác, như thông tin mã (mã vạch, vi mạch, v.v...) hoặc phải đi kèm trên bao bì sản phẩm.

Yêu cầu chung đối với các thử nghiệm cơ cấu lắp kèm của sào cách điện để làm việc có điện là gì?

Yêu cầu chung đối với các thử nghiệm được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9628-2:2013 (IEC 60832-2:2010) về Làm việc có điện - Sào cách điện và các cơ cấu lắp kèm - Phần 2: Cơ cấu lắp kèm như sau:

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9628-2:2013 đưa ra các quy định thử nghiệm để chứng tỏ rằng các sản phẩm phù hợp với các yêu cầu trong Điều 4. Các điều khoản thử nghiệm này chủ yếu để sử dụng làm thử nghiệm điển hình để kiểm tra xác nhận đầu vào thiết kế.

Trong trường hợp có liên quan, các biện pháp thay thế (tính toán, kiểm tra, thử nghiệm, v.v...) được quy định trong các điều khoản thử nghiệm đối với các cơ cấu đã hoàn thành giai đoạn sản xuất.

Để chứng tỏ sự phù hợp với tiêu chuẩn này, nhà chế tạo phải chứng tỏ rằng các thử nghiệm điển hình đề cập trong Bảng C.1 và Bảng C.2 đã được thực hiện thành công trên tối thiểu ba cơ cấu của từng kiểu.

Tuy nhiên, nếu số lượng các điểm khác biệt giữa các kiểu cơ cấu khác nhau không nhiều thì các thử nghiệm mà không bị ảnh hưởng bởi các đặc tính khác nhau của cơ cấu có thể được thực hiện trên một kiểu cơ cấu và kết quả có thể được sử dụng cho các kiểu cơ cấu khác.

Các thử nghiệm đề cập trong Bảng C.1 và Bảng C.2 phải được thực hiện theo thứ tự đánh số cụ thể.

Giá trị yêu cầu của các lực cơ học quy định trong Điều 5 phải đạt được bằng cách sử dụng tốc độ tăng tải từ 1 % đến 10 % giá trị lực danh định trong một giây. Các lực phải được đặt với độ chính xác ±5 %.

CHÚ THÍCH: Ví dụ, nếu lực kéo do nhà chế tạo công bố đối với cơ cấu cho trước là FTN = 100 N, tốc độ tăng tải sẽ nằm trong khoảng từ 1 N/s đến 10 N/s và lực đặt vào cơ cấu sẽ nằm trong khoảng từ 95 N đến 105 N.

Các kích thước quy định trong Điều 5 được tính bằng milimét phải được kiểm tra với độ chính xác ±2 %.

Nếu không có quy định khác, nhiệt độ phòng phải là (25 ± 10) °C.

Khi có quy định kiểm tra bằng cách xem xét thì phải hiểu rằng cần kiểm tra bằng cách xem xét bởi người có thị lực bình thường hoặc có kính điều chỉnh thị lực nhưng không phóng đại thêm.

Lưu ý: trong tiêu chuẩn này nếu không có quy định nào khác thì thuật ngữ “cơ cấu" có nghĩa là “cơ cấu lắp kèm".

Sào cách điện
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11934:2017 (ISO 16578:2013) đặt ra những yêu cầu phát hiện các trình tự axit nucleic đặc hiệu bằng microarray thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về phân tích dấu ấn sinh học phân tử ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6954:2001 hướng dẫn các phương pháp thử thùng làm bằng vật liệu phi kim loại?
Pháp luật
Bệnh nhiệt thán ở gia xúc có thể truyền nhiễm sang cho người không? Có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ gia xúc đã chết để chẩn đoán bệnh không?
Pháp luật
Lợn có dễ mắc bệnh nhiệt thán ở gia xúc hay không? Trường hợp mắc bệnh sẽ có triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7938 :2009 hướng dẫn kiểm tra nội bộ của nhà sản xuất trong quy trình chứng nhận đối với thanh và dây thép làm cốt bê tông?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13899:2023 về Hỗn hợp nhựa có trình tự của phương pháp thử vệt hằn bánh xe ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 8220:2009 yêu cầu về việc lấy mẫu trong phương pháp xác định độ dày danh định của vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-2:2019 về Bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển có triệu chứng lâm sàng ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12237-1:2018 (IEC 61558-1:2017) yêu cầu gì về An toàn của máy biến áp, cuộn kháng, bộ cấp nguồn và các kết hợp của chúng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sào cách điện
367 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sào cách điện Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: