Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài được thành lập nhằm mục đích gì? Nguồn thu của Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài bao gồm những nguồn nào?
Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài được thành lập nhằm mục đích gì?
Căm cứ khoản 1 Mục I Thông tư 54/2009/TT-BTC quy định như sau:
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
1. Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài (dưới đây gọi tắt là Quỹ tích lũy) là quỹ được thành lập để tập trung các khoản thu hồi vốn cho vay lại (bao gồm cả các khoản phí) từ nguồn vay/viện trợ nước ngoài của Chính phủ và các khoản thu phí bảo lãnh của Chính phủ để bảo đảm việc trả nợ nước ngoài các khoản vay của Chính phủ về cho vay lại, đồng thời đảm bảo bù đắp các rủi ro khác như rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất ... và tạo một phần nguồn xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng vay nước ngoài.
2. Quỹ tích lũy được mở tài khoản giao dịch bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam tại một ngân hàng thương mại có uy tín của Việt Nam (sau đây gọi là “ngân hàng phục vụ”) và do Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền cho Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại đứng tên chủ tài khoản giao dịch và quản lý theo các quy định của Thông tư này. Trường hợp phát sinh các loại ngoại tệ, Quỹ tích lũy đề nghị ngân hàng phục vụ mở tài khoản đối với các loại ngoại tệ tương ứng để theo dõi các nguồn thu theo từng nội dung sau:
...
Như vậy, Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài được thành lập nhằm mục đích tập trung các khoản thu hồi vốn cho vay lại từ nguồn vay/viện trợ nước ngoài của Chính phủ và các khoản thu phí bảo lãnh của Chính phủ để bảo đảm việc trả nợ nước ngoài các khoản vay của Chính phủ về cho vay lại, đồng thời đảm bảo bù đắp các rủi ro khác như rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất ...
Đồng thời, tạo một phần nguồn xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng vay nước ngoài.
Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài được thành lập nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Nguồn thu của Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài bao gồm những nguồn nào?
Căn cứ khoản 1 Mục II Thông tư 54/2009/TT-BTC quy định về nguồn thu của Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài như sau:
THU CỦA QUỸ TÍCH LŨY:
1. Nguồn thu của Quỹ tích lũy bao gồm:
a. Các khoản thu hồi vốn cho vay lại bao gồm:
- Gốc, lãi cho vay lại từ nguồn vốn ODA và các khoản vay nước ngoài khác của Chính phủ (sau khi trừ phí dịch vụ cho vay lại) theo các kỳ hạn được quy định trong các hiệp định phụ, hợp đồng/thỏa thuận cho vay lại;
- Phí vay phải trả nước ngoài (phí bảo hiểm, phí cam kết, phí quản lý …) trong trường hợp Ngân sách Nhà nước trả cho nước ngoài theo các hiệp định vay.
b. Các khoản thu phí bảo lãnh và các khoản thu hồi nợ theo Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
c. Lãi tiền gửi và các khoản thu khác từ sử dụng vốn nhàn rỗi của Quỹ tích lũy.
d. Các nguồn thu khác theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định thì nguồn thu của Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài bao gồm:
(1) Các khoản thu hồi vốn cho vay lại.
(2) Các khoản thu phí bảo lãnh và các khoản thu hồi nợ theo Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
(3) Lãi tiền gửi và các khoản thu khác từ sử dụng vốn nhàn rỗi của Quỹ tích lũy.
(4) Các nguồn thu khác theo quy định của Chính phủ.
Nội dung chi của Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài bao gồm chi cho những hoạt động nào?
Căn cứ khoản 1 Mục III Thông tư 54/2009/TT-BTC quy định về nội dung chi của Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài như sau:
CHI CỦA QUỸ TÍCH LŨY:
1. Các nội dung chi của Quỹ tích lũy bao gồm:
- Hoàn trả Ngân sách Nhà nước các khoản Ngân sách Nhà nước đã ứng thanh toán trả nợ nước ngoài cho các khoản vay về cho vay lại;
- Ứng trả thay các dự án vay có bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
2. Chi từ Quỹ tích lũy:
a. Đối với việc hoàn trả Ngân sách Nhà nước các khoản Ngân sách Nhà nước đã ứng thanh toán trả nợ nước ngoài cho các dự án vay lại.
Việc chi trả nợ nước ngoài của Chính phủ (gồm các khoản vay về cấp phát và vay về cho vay lại) được thực hiện từ Ngân sách Nhà nước theo các quy định về chi ngân sách hiện hành. Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại có trách nhiệm tách riêng phần trả nợ cho các khoản vay về cho vay lại và thực hiện hoàn trả Ngân sách Nhà nước từ Quỹ tích lũy hàng quý vào ngày 10 của tháng đầu tiên của quý tiếp sau. Riêng đối với các khoản hoàn trả của Quý 4, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại trích trả ngân sách trước ngày 30/12 để Kho bạc Nhà nước hạch toán thu ngân sách đúng niên độ của ngân sách.
...
Như vậy, các nội dung chi của Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài bao gồm:
(1) Hoàn trả Ngân sách Nhà nước các khoản Ngân sách Nhà nước đã ứng thanh toán trả nợ nước ngoài cho các khoản vay về cho vay lại;
(2) Ứng trả thay các dự án vay có bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?