Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng để chi hỗ trợ các hoạt động nào?
- Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng để chi hỗ trợ các hoạt động nào?
- Áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn, quy trình về rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh như thế nào?
- Có các nguồn tài chính nào thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh?
Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng để chi hỗ trợ các hoạt động nào?
Theo Điều 8 Nghị định 18/2019/NĐ-CP có quy định về Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh như sau:
Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là quỹ được thành lập ở trung ương, do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý để tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp, ủng hộ tự nguyện vật chất, tài chính thực hiện công tác khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam, hỗ trợ bảo đảm an toàn đời sống, sinh hoạt cho nhân dân, giúp đỡ nạn nhân bom mìn vật nổ hòa nhập đời sống cộng đồng.
2. Nguồn tài chính của Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh:
a) Thu từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
b) Thu từ vốn ODA không hoàn lại, viện trợ phi chính phủ nước ngoài (nếu có);
c) Thu từ ủng hộ có mục đích, địa chỉ cụ thể để thực hiện mục tiêu theo ủy quyền của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Thu từ lãi tiền gửi;
đ) Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
3. Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh sau:
a) Chi tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh cho nhân dân;
b) Chi hỗ trợ các hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá, xử lý bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
c) Chi hỗ trợ học tập đối với trẻ em là nạn nhân hoặc con của nạn nhân bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
d) Chi hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho nạn nhân bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
đ) Chi hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp cho nạn nhân bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
e) Chi hỗ trợ khẩn cấp để cấp cứu, cứu chữa và trợ giúp cho các nạn nhân thuộc gia đình hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị tai nạn do bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
g) Chi hỗ trợ tái định cư, tái hòa nhập cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội cho dân cư thuộc vùng ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại các tỉnh bị ô nhiễm nặng;
h) Chi có mục đích theo hợp đồng hỗ trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân phù hợp với tôn chỉ mục đích hoạt động của Quỹ;
i) Chi tổ chức tuyên truyền, vận động ủng hộ Quỹ ở trong và ngoài nước;
k) Chi phí thuê mướn và các khoản chi đặc thù, chi khác có liên quan.
4. Việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải bảo đảm đúng mục đích, kịp thời, công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả.
5. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Theo đó, Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh sau:
- Chi tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh cho nhân dân;
- Chi hỗ trợ các hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá, xử lý bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
- Chi hỗ trợ học tập đối với trẻ em là nạn nhân hoặc con của nạn nhân bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
- Chi hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho nạn nhân bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
- Chi hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp cho nạn nhân bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
- Chi hỗ trợ khẩn cấp để cấp cứu, cứu chữa và trợ giúp cho các nạn nhân thuộc gia đình hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị tai nạn do bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
- Chi hỗ trợ tái định cư, tái hòa nhập cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội cho dân cư thuộc vùng ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại các tỉnh bị ô nhiễm nặng;
- Chi có mục đích theo hợp đồng hỗ trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân phù hợp với tôn chỉ mục đích hoạt động của Quỹ;
- Chi tổ chức tuyên truyền, vận động ủng hộ Quỹ ở trong và ngoài nước;
- Chi phí thuê mướn và các khoản chi đặc thù, chi khác có liên quan.
Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng để chi hỗ trợ các hoạt động nào? (hình từ Internet)
Áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn, quy trình về rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh như thế nào?
Theo Điều 9 Nghị định 18/2019/NĐ-CP có quy định về việc áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn, quy trình về rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh cụ thể như sau:
- Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến rà phá bom mìn vật nổ trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn vật nổ.
- Các tiêu chuẩn, quy trình về rà phá bom mìn vật nổ của quốc tế và của Việt Nam được áp dụng theo nguyên tắc tự nguyện, trừ các tiêu chuẩn, quy trình được viện dẫn trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn vật nổ hoặc có quy định bắt buộc phải áp dụng tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Tiêu chuẩn, quy trình áp dụng cho hoạt động rà phá bom mìn vật nổ phải được người quyết định đầu tư chấp thuận trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Quốc phòng.
- Việc áp dụng tiêu chuẩn phải đảm bảo phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn vật nổ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đảm bảo tính đồng bộ và khả thi của tiêu chuẩn được áp dụng.
- Việc áp dụng công nghệ mới về rà phá bom mìn vật nổ phải đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn vật nổ và các quy định của pháp luật có liên quan.
Có các nguồn tài chính nào thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh?
Tại Điều 7 Nghị định 18/2019/NĐ-CP quy định về 03 nguồn tài chính thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh sau đây:
1. Nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn viện trợ, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi).
2. Nguồn vốn các doanh nghiệp.
3. Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?