Khảo sát bom mìn vật nổ là gì? Khi hoạt động khảo sát bom mìn vật nổ phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Khảo sát bom mìn vật nổ là gì?
Khảo sát bom mìn vật nổ được giải thích tại khoản 9 Điều 4 Thông tư 121/2021/TT-BQP thì khảo sát bom mìn vật nổ là hoạt động thu thập và phân tích dữ liệu bằng trang thiết bị kỹ thuật để xác định về sự hiện diện, chủng loại, phân bổ của bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, để xác định chính xác khu vực ô nhiễm, không ô nhiễm bom mìn vật nổ.
Khảo sát bom mìn vật nổ là gì? Khi hoạt động khảo sát bom mìn vật nổ phải đáp ứng yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Khi hoạt động khảo sát bom mìn vật nổ phải đáp ứng yêu cầu nào?
Khi hoạt động khảo sát bom mìn vật nổ phải đáp ứng yêu cầu được quy định tại Điều 5 Thông tư 121/2021/TT-BQP như sau:
- Cán bộ, kỹ thuật viên đủ về số lượng, sức khoẻ và được kiểm tra sức khỏe định kỳ, được đào tạo và cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ theo phương án thi công được phê duyệt.
- Trang thiết bị kỹ thuật, bảo hộ lao động, cứu hộ cứu nạn, phòng chống cháy nổ dùng cho khảo sát bom mìn vật nổ phải đủ số lượng, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn về khảo sát bom mìn vật nổ và đúng phương án thi công được phê duyệt;
Phải được kiểm tra, kiểm định theo định kỳ tại cơ sở kiểm định có thẩm quyền về tình trạng kỹ thuật.
- Quá trình thực hiện khảo sát bom mìn vật nổ phải tuân thủ Quy trình kỹ thuật này, không để xảy ra mất an toàn.
- Định kỳ kiểm tra kết quả công tác rà phá bom mìn vật nổ theo phương pháp xác suất, khối lượng diện tích kiểm tra không ít hơn 1% tổng số diện tích đã thi công.
- Đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động khảo sát bom mìn vật nổ phải có giấy phép còn hiệu lực hoặc được cấp chứng chỉ năng lực theo quy định.
- Kế hoạch, phương án kỹ thuật thi công, dự toán do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ai có trách nhiệm xây dựng kế hoạch khảo sát rà phá bom mìn vật nổ?
Ai có trách nhiệm xây dựng kế hoạch khảo sát rà phá bom mìn vật nổ, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 121/2021/TT-BQP như sau:
Khảo sát, thu thập số liệu phục vụ lập phương án kỹ thuật thi công, dự toán rà phá bom mìn vật nổ
Đơn vị, tổ chức KS, RPBM có trách nhiệm:
1. Xây dựng kế hoạch KS, RPBM kèm theo sơ đồ khu vực trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thông báo bằng văn bản đến chính quyền địa phương và cơ quan quân sự địa phương từ cấp huyện trở lên về hoạt động KS, RPBM theo đúng quy định.
3. Thu thập thông tin về đặc điểm tình hình BMVN (Khu vực ô nhiễm BMVN, việc bố trí; mức độ đánh phá; chủng loại, tính chất BMVN do các lực lượng tham chiến đã sử dụng trong khu vực sẽ thi công RPBM) trong các tài liệu hồ sơ lưu trữ, thông tin của chính quyền, lực lượng vũ trang quản lý địa bàn và nhân dân địa phương.
4. Đóng cọc mốc bằng bê tông cốt thép khi thi công RPBM trên cạn; tiến hành thả phao, rùa khi RPBM dưới nước; thả phao, rùa kết hợp với định vị tọa độ GPS khi RPBM dưới biển để đánh dấu phạm vi, khu vực thi công RPBM.
5. Khảo sát tại thực địa để xác định:
a) Cấp rừng, địa hình, cấp đất, độ nhiễm từ của đất, thời tiết, khí hậu, thủy văn; tình hình dân cư trong khu vực và tìm vị trí dựng lán trại làm nhiệm vụ.
b) Xác định mật độ tín hiệu toàn khu vực bằng cách tiến hành RPBM một số bước của quy trình tại một số vị trí được chọn có kích thước từ (25x25) m đến (50x50) m mang tính chất đại diện cho từng loại địa hình, đối với những dự án RPBM trên cạn và dưới nước có diện tích từ 30 ha trở lên thì tổng diện tích các điểm KS phải bằng 1% tổng diện tích cần RPBM; đối với dự án RPBM có diện tích nhỏ hơn 30 ha thì tổng diện tích các điểm KS từ 1% đến 3% tổng diện tích cần RPBM, tùy theo mặt bằng của dự án. Đối với KS dưới biển các ô KS thường có kích thước (250 x 50) m với tổng diện tích các điểm KS phải bằng 3% khi diện tích cần RPBM từ 30 ha trở lên và bằng 5% khi diện tích cần RPBM nhỏ hơn 30 ha.
c) Các biên bản trong hồ sơ khảo sát phục vụ lập phương án kỹ thuật thi công, dự toán (biên bản bàn giao mặt bằng cho KS; nhật ký thi công KS; nghiệm thu kết quả KS; báo cáo kết quả thi công KS) thực hiện theo Mẫu RPBM-01, Mẫu RPBM-02, Mẫu RPBM-03, Mẫu RPBM-04 tại Phụ lục III ban hành theo Quy trình này.
6. Công tác RPBM có tính chất đặc thù nên các dự án có quy mô nhỏ với diện tích dưới 30 ha thì giao cho một đơn vị đồng thời thực hiện khảo sát để lập phương án kỹ thuật thi công, dự toán và tổ chức thi công RPBM.
Theo đó, đơn vị, tổ chức khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch khảo sát rà phá bom mìn vật nổ kèm theo sơ đồ khu vực trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?