Quy định mới về 04 trường hợp phải lập Phương án bảo đảm an toàn hàng hải như thế nào? Thẩm quyền phê duyệt Phương án ra sao?

Quy định mới về 04 trường hợp phải lập Phương án bảo đảm an toàn hàng hải như thế nào? Thẩm quyền phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải do cơ quan nào thực hiện? Việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải phải phù hợp với yêu cầu nào?

Quy định mới về 04 trường hợp phải lập Phương án bảo đảm an toàn hàng hải như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 58/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 34/2025/NĐ-CP có quy định như sau:

Phương án bảo đảm an toàn hàng hải
1. Trước khi tiến hành các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này, chủ đầu tư có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải và tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được phê duyệt.
2. Các trường hợp phải lập Phương án bảo đảm an toàn hàng hải:
a) Xây dựng, thi công các công trình cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và khu nước, vùng nước;
b) Xây dựng các công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, điện gió, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác;
c) Thi công, đầu tư xây dựng các công trình trong vùng biển Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải;
d) Bến cảng, cầu cảng tiếp nhận tàu biển giảm tải có thông số kỹ thuật lớn hơn thông số kỹ thuật của tàu biển tại Quyết định công bố. Bộ Giao thông vận tải tổ chức xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật về bến cảng, cầu cảng tiếp nhận tàu biển giảm tải có thông số kỹ thuật lớn hơn thông số kỹ thuật của tàu biển tại Quyết định công bố.
...

Như vậy, quy định mới về 04 trường hợp phải lập Phương án bảo đảm an toàn hàng hải được pháp luật quy định có nội dung, cụ thể:

(1) Xây dựng, thi công các công trình cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và khu nước, vùng nước;

(2) Xây dựng các công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, điện gió, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác;

(3) Thi công, đầu tư xây dựng các công trình trong vùng biển Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải;

(4) Bến cảng, cầu cảng tiếp nhận tàu biển giảm tải có thông số kỹ thuật lớn hơn thông số kỹ thuật của tàu biển tại Quyết định công bố. Bộ Giao thông vận tải tổ chức xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật về bến cảng, cầu cảng tiếp nhận tàu biển giảm tải có thông số kỹ thuật lớn hơn thông số kỹ thuật của tàu biển tại Quyết định công bố.

Quy định mới về 04 trường hợp phải lập Phương án bảo đảm an toàn hàng hải như thế nào? Thẩm quyền phê duyệt Phương án ra sao?

Quy định mới về 04 trường hợp phải lập Phương án bảo đảm an toàn hàng hải như thế nào? Thẩm quyền phê duyệt Phương án ra sao? (Hình từ Internet)

Thẩm quyền phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải do cơ quan nào thực hiện?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 58/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 34/2025/NĐ-CP có quy định như sau:

Phương án bảo đảm an toàn hàng hải
...
3. Thẩm quyền phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải
a) Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
b) Cảng vụ hàng hải phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này; riêng đối với các công trình quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trước khi phê duyệt, Cảng vụ hàng hải phải lấy ý kiến chấp thuận của Cục Hàng hải Việt Nam.
4. Nội dung cơ bản của Phương án bảo đảm an toàn hàng hải
a) Đối với Phương án bảo đảm an toàn hàng hải quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều này, gồm: tên công trình, dự án; tên và địa chỉ của chủ đầu tư; vị trí thi công, xây dựng; quy mô xây dựng; thời gian thi công, xây dựng; biện pháp thi công được duyệt; biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải; phương án tổ chức và phối hợp thực hiện;
b) Đối với Phương án bảo đảm an toàn hàng hải quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, gồm: tên bến cảng, cầu cảng; vị trí bến cảng, cầu cảng; thông số kỹ thuật của tàu; đánh giá khả năng đáp ứng của kết cấu hạ tầng luồng hàng hải, vùng quay trở tàu, bến cảng, cầu cảng; điều kiện khai thác; biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải; biện pháp ứng phó, xử lý sự cố, tai nạn hàng hải và trách nhiệm của các bên liên quan.
...

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm:

- Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 8 Nghị định 58/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 34/2025/NĐ-CP.

- Cảng vụ hàng hải phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 8 Nghị định 58/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 34/2025/NĐ-CP;

Riêng đối với các công trình quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 58/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 34/2025/NĐ-CP trước khi phê duyệt, Cảng vụ hàng hải phải lấy ý kiến chấp thuận của Cục Hàng hải Việt Nam.

Việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải phải phù hợp với yêu cầu nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 58/2017/NĐ-CP có quy định như sau:

Quản lý đầu tư xây dựng luồng hàng hải
1. Việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đã được phê duyệt và tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật.
2. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thực hiện việc lập, công bố và định kỳ hàng năm cập nhật danh bạ luồng hàng hải; tổ chức kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải theo quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt.

Theo đó, việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đã được phê duyệt và tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật.

Phương án bảo đảm an toàn hàng hải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy định mới về 04 trường hợp phải lập Phương án bảo đảm an toàn hàng hải như thế nào? Thẩm quyền phê duyệt Phương án ra sao?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo Nghị định 34 thay thế Nghị định 58?
Pháp luật
Xây dựng công trình giao cắt với vùng nước cảng biển có phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải không?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải?
Pháp luật
Chủ đầu tư muốn xây dựng cáp treo trong vùng nước cảng biển thì giải quyết như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương án bảo đảm an toàn hàng hải
6 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào