Quân đội nhân dân có bao nhiêu lực lượng thường trực? Chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân?
Quân đội nhân dân có bao nhiêu lực lượng thường trực?
Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 như sau:
Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định nêu trên thì quân đội nhân dân bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên.
Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có:
- Bộ đội chủ lực;
- Bộ đội địa phương.
Quân đội nhân dân có bao nhiêu lực lượng thường trực? Chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân? (Hình từ Internet)
Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ như thế nào?
Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 như sau:
Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sau:
- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước;
- Thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào?
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 như sau:
Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
1. Cấp Uý có bốn bậc:
Thiếu uý;
Trung uý;
Thượng uý;
Đại uý.
2. Cấp Tá có bốn bậc:
Thiếu tá;
Trung tá;
Thượng tá;
Đại tá.
3. Cấp Tướng có bốn bậc:
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
Đại tướng.
Theo quy định nêu trên thì hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm ba cấp, mười hai bậc:
- Cấp Uý có bốn bậc:
+ Thiếu uý;
+ Trung uý;
+ Thượng uý;
+ Đại uý.
- Cấp Tá có bốn bậc:
+ Thiếu tá;
+ Trung tá;
+ Thượng tá;
+ Đại tá.
- Cấp Tướng có bốn bậc:
+ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
+ Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;
+ Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
+ Đại tướng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?