Hội nghị tập thể quân nhân tổ chức đột xuất khi nào? Nội dung của hội nghị tập thể quân nhân trong Quân đội ra sao?
Hội nghị tập thể quân nhân tổ chức đột xuất khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 122/2024/TT-BQP có hướng dẫn về việc tổ chức hội nghị tập thể quân nhân về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở như sau:
Tổ chức hội nghị tập thể quân nhân về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
1. Hội nghị tập thể quân nhân về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở do chỉ huy cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức; định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị; nếu chậm thì trong tháng 01 của năm tiếp theo phải tổ chức do người chỉ huy quyết định sau khi thống nhất với Hội đồng quân nhân và Công đoàn (nếu có).
Hội nghị tập thể quân nhân được tổ chức đột xuất khi có đề xuất của các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 14; hội nghị hằng tháng, quý thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 37 Thông tư này.
2. Thành phần dự hội nghị tập thể quân nhân:
a) Cấp đại đội và tương đương tổ chức hội nghị toàn thể quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động trừ trường hợp quy định tại các điểm b, d khoản 2 Điều này;
b) Đối với cấp tiểu đoàn và tương đương hoặc cấp đại đội nhưng làm việc phân tán hoặc vì lý do công tác không thể rời khỏi vị trí làm việc, thì chỉ huy cơ quan, đơn vị thống nhất với Hội đồng quân nhân, Công đoàn (nếu có) quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể hoặc đại biểu quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn;
c) Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động hoặc ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị;
d) Đối với các cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc, khi tổ chức hội nghị có thể mời đại diện cấp ủy, chỉ huy và đại diện Hội đồng quân nhân, các tổ chức quần chúng của đơn vị trực thuộc nếu thấy cần thiết.
...
Như vậy, hội nghị tập thể quân nhân trong Quân đội được tổ chức đột xuất khi có đề xuất của Hội đồng quân nhân, Công đoàn (nếu có), chỉ huy cơ quan, đơn vị hoặc có ít nhất một phần ba tổng số quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động đề nghị.
Bên cạnh đó, hội nghị tập thể quân nhân hằng tháng, quý thực hiện theo quy định tại Điều 24 Thông tư 122/2024/TT-BQP và Điều 37 Thông tư 122/2024/TT-BQP.
Hội nghị tập thể quân nhân tổ chức đột xuất khi nào? Nội dung của hội nghị tập thể quân nhân trong Quân đội ra sao? (Hình từ Internet)
Nội dung của hội nghị tập thể quân nhân trong Quân đội ra sao?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Thông tư 122/2024/TT-BQP có quy định như sau:
Theo đó, nội dung của hội nghị tập thể quân nhân trong Quân đội được pháp luật quy định, cụ thể bao gồm:
- Kiểm điểm việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Quân đội có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
- Kiểm điểm việc thực hiện chương trình hành động của hội nghị tập thể quân nhân trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị;
- Thảo luận và quyết định các nội dung theo quy định tại Điều 13 Thông tư 122/2024/TT-BQP;
- Thực hiện các nội dung về công khai thông tin; lấy ý kiến của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động về những nội dung theo quy định tại Điều 17 Thông tư 122/2024/TT-BQP;
- Thực hiện các nội dung có liên quan khác theo quyết định của hội nghị.
Hình thức tham gia ý kiến của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động trong Quân đội như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 122/2024/TT-BQP có hướng dẫn về hình thức tham gia ý kiến như sau:
Theo đó, căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động có thể tham gia ý kiến thông qua một số hình thức sau đây:
- Tham gia trực tiếp với người chỉ huy cơ quan, đơn vị hoặc thông qua người chỉ huy trực tiếp của mình.
- Thông qua hội nghị tập thể quân nhân và các hội nghị khác của cơ quan, đơn vị.
- Qua phiếu lấy ý kiến trực tiếp hoặc dự thảo văn bản do cấp có thẩm quyền gửi.
- Qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống thông tin nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
- Thông qua Hội đồng quân nhân và các tổ chức quần chúng tại cơ quan, đơn vị.
- Các hình thức khác không trái với quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế nào là làng nghề truyền thống? Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống như thế nào?
- Trình tự thực hiện phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Quyết định 319? Thời hạn giải quyết trong bao lâu?
- Đô thị loại II được hiểu như thế nào? 4 quy định về đô thị loại II hiện nay ra sao? Đề án phân loại đô thị gồm những nội dung gì?
- Ngày chiến thắng phát xít Đức là gì? Ngày chiến thắng phát xít Đức là ngày bao nhiêu? Có phải là lễ lớn?
- Cá nhân hành nghề môi giới bất động sản được hưởng tiền thù lao, hoa hồng từ những nguồn nào theo quy định pháp luật?