Quả có múi đóng hộp là sản phẩm như thế nào? Việc ghi nhãn vật chứa sản phẩm không để bán lẻ trong quả có múi đóng hộp được quy định như thế nào?
Quả có múi đóng hộp là sản phẩm như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10392:2014 (CODEX STAN 254:2007) thì quả có múi đóng hộp là sản phẩm như sau:
- Chế biến từ bưởi chùm (Citrus paradise Macfadyen), quýt (Citrus reticulate Blanco, bao gồm tất cả các giống thương phẩm thích hợp để đóng hộp), các giống cam ngọt [Citrus sinensis (L.) Osbeck, bao gồm tất cả các giống thương phẩm thích hợp để đóng hộp] hoặc bưởi [Citrus maxima Merr. hoặc Citrus grandis (L.)] sạch, lành lặn và chín tự nhiên.
- Được đóng hộp cùng với nước hoặc môi trường lỏng thích hợp khác, đường phù hợp với CODEX STAN 212-19991), mật ong phù hợp với CODEX STAN 12-19812), có thể bổ sung gia vị và hương liệu thích hợp với sản phẩm.
- Được chế biến nhiệt, theo cách thức phù hợp, trước hoặc sau khi làm kín hộp, sao cho không bị hư hỏng. Trước khi chế biến, quả phải được rửa sạch, bóc vỏ, bỏ màng múi, loại bỏ hạt, lõi và các sợi xơ bám dính lõi.
Quả có múi đóng hộp là sản phẩm như thế nào? Dung tích nước của hộp được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Dung tích nước của hộp trong quả có múi đóng hộp được quy định như thế nào?
Dung tích nước của hộp trong quả có múi đóng hộp được quy định tại tiết 7.1.1 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10392:2014 (CODEX STAN 254:2007) có quy định như sau:
Khối lượng và các phép đo
7.1. Độ đầy của hộp
7.1.1. Độ đầy tối thiểu
Hộp phải được nạp đầy sản phẩm (bao gồm cả môi trường đóng hộp) chiếm không nhỏ hơn 90 % dung tích nước của hộp (trừ khoảng trống cần thiết theo thực hành sản xuất tốt). Dung tích nước của hộp là dung tích nước cất ở 20 °C khi hộp được nạp đầy và ghép kín.
7.1.2. Xác định hộp “khuyết tật”
Hộp không đáp ứng được yêu cầu mức đầy tối thiểu quy định ở 7.1.1 sẽ bị coi là hộp “khuyết tật”.
7.1.3. Chấp nhận lô hàng
Lô hàng được coi là đáp ứng được yêu cầu ở 7.1.1 khi số lượng hộp “khuyết tật” xác định trong 7.1.2 không vượt quá số chấp nhận (c) của phương án lấy mẫu thích hợp với AQL bằng 6,5.
7.1.4. Khối lượng ráo nước tối thiểu
7.1.4.1. Khối lượng ráo nước tối thiểu phải như sau:9)
a) Đối với bưởi đóng hộp, các giống cam ngọt đóng hộp và bưởi chùm đóng hộp: khối lượng ráo nước của sản phẩm không được nhỏ hơn 50 %, được tính theo khối lượng của nước cất ở 20 °C khi hộp được nạp đầy và ghép kín.
b) Đối với bưởi đóng hộp: khối lượng ráo nước của sản phẩm không được nhỏ hơn 40 %, được tính theo khối lượng của nước cất ở 20 °C khi hộp được nạp đầy và ghép kín.
c) Đối với quýt đóng hộp: khối lượng ráo nước của sản phẩm không được nhỏ hơn 56 %, được tính theo khối lượng của nước cất ở 20 °C khi hộp chứa được nạp đầy và ghép kín.
7.1.4.2. Chấp nhận lô hàng
Các yêu cầu về khối lượng ráo nước tối thiểu được coi là đáp ứng khi khối lượng ráo nước trung bình của tất cả các hộp kiểm tra không nhỏ hơn mức tối thiểu yêu cầu, với điều kiện không có sự thiếu hụt vô lý trong mỗi hộp.
…
Như vậy, theo quy định trên thì dung tích nước của hộp trong quả có múi đóng hộp là dung tích nước cất ở 20 °C khi hộp được nạp đầy và ghép kín.
Việc ghi nhãn vật chứa sản phẩm không để bán lẻ trong quả có múi đóng hộp được quy định như thế nào?
Việc ghi nhãn vật chứa sản phẩm không để bán lẻ trong quả có múi đóng hộp được quy định tại tiểu mục 8.3 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10392:2014 (CODEX STAN 254:2007) có quy định như sau:
Ghi nhãn
8.2. Tên sản phẩm
…
8.2.3. Đối với quýt đóng hộp
a) Khi thích hợp, tên dạng sản phẩm phải được công bố như một phần của tên hoặc sát với tên của sản phẩm, như sau:
1) Nguyên múi: phân loại kích cỡ đối với dạng nguyên múi có thể được ghi trên nhãn nếu bao gói phù hợp với yêu cầu trong 2.4.1. Ngoài ra, số múi có trong hộp cũng có thể được ghi, ví dụ: được ghi là: từ “.... số múi nguyên” đến “…. số múi nguyên”.
2) Miếng (múi bị gãy)
b) Trong trường hợp phân loại theo kích cỡ thì tên kích cỡ có thể được ghi sát với tên dạng, ví dụ “múi nguyên, kích cỡ hỗn hợp”.
c) môi trường đóng hộp phải được công bố như một phần của tên hoặc gần sát với tên quy định trong 3.1.2.
…
8.3. Ghi nhãn vật chứa sản phẩm không để bán lẻ
Ngoài tên của sản phẩm, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu, cũng như các hướng dẫn bảo quản phải được ghi trên nhãn thì thông tin đối với các vật chứa sản phẩm không để bán lẻ cũng phải ghi trên nhãn hoặc trong các tài liệu kèm theo. Tuy nhiên, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu có thể thay bằng ký hiệu nhận biết, với điều kiện là ký hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo lô hàng.
Như vậy, theo quy định trên thì việc ghi nhãn vật chứa sản phẩm không để bán lẻ trong quả có múi đóng hộp được quy định như sau:
- Ngoài tên của sản phẩm, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu, cũng như các hướng dẫn bảo quản phải được ghi trên nhãn thì thông tin đối với các vật chứa sản phẩm không để bán lẻ cũng phải ghi trên nhãn hoặc trong các tài liệu kèm theo.
- Tuy nhiên, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu có thể thay bằng ký hiệu nhận biết, với điều kiện là ký hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo lô hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?