Phương pháp đo điển hình và phân tích ô nhiễm phân tử trong không khí có thể phân chia thành mấy loại, gồm những loại nào?

Phương pháp đo điển hình và phân tích ô nhiễm phân tử trong không khí có thể phân chia thành mấy loại, gồm những loại nào? Lựa chọn dụng cụ lấy mẫu và phương pháp phân tích điển hình được thực hiện như thế nào? Đây là câu hỏi của anh A.D đến từ Bến Tre.

Phương pháp đo điển hình và phân tích ô nhiễm phân tử trong không khí được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?

Phương pháp đo điển hình và phân tích ô nhiễm phân tử trong không khí được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại mục C.1 Phụ lục C Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8664-8:2011 (ISO 14644-8:2006) như sau:

C.1. Nguyên tắc
C.1.1. Phụ lục này dự kiến nêu ra các hướng dẫn về các phương pháp khác nhau về đo lường và phân tích ô nhiễm phân tử, trong xem xét của các hợp chất và nồng độ dự đoán trước của hợp chất.
C.1.2. Các thiết bị đo đề cập trong phụ lục này không hoàn toàn đầy đủ, còn các ví dụ đã nêu ra chỉ đơn thuần liên quan đến các thông số công nghệ hiện có như đã liệt kê trong Bảng C.1.

ô nhiêm không khí

Phương pháp đo điển hình và phân tích ô nhiễm phân tử trong không khí (Hình từ Internet)

Phương pháp đo điển hình và phân tích ô nhiễm phân tử trong không khí có thể phân chia thành mấy loại, gồm những loại nào?

Phương pháp đo điển hình và phân tích ô nhiễm phân tử trong không khí có thể phân chia thành 02 loại theo mục C.2 Phụ lục C Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8664-8:2011 (ISO 14644-8:2006) như sau:

- Phương pháp phân tích trực tiếp;

- Phương pháp trong đó quá trình lấy mẫu là riêng rẽ và thậm chí cách xa nơi phân tích mẫu.

Các dụng cụ phân tích trực tiếp có khả năng đo lường tương đối. Dụng cụ thu gom mẫu, bởi sự cần thiết, cho giá trị kết hợp trong chu kỳ lấy mẫu.

Dụng cụ lấy mẫu có thể được phân chia tiếp thành lấy mẫu bị động hoặc chủ động sử dụng hình dạng của bơm.

Máy lấy mẫu khuếch tán bị động (DIFF) sử dụng một bề mặt chuẩn bị đặc biệt để thu gom có lựa chọn một hoặc nhiều thành phần khí. Phương pháp này yêu cầu các chu kỳ thời gian lấy mẫu kéo dài đối với các mức nồng độ thấp của các AMC.

Lấy mẫu chủ động thu gom ô nhiễm bằng cách thu hút một thể tích không khí xác định qua một môi trường hấp thụ. Kỹ thuật này cho phép lấy mẫu các mức nồng độ thấp của AMC trong phạm vi chu kỳ thời gian rút ngắn. Dụng cụ lấy mẫu chủ động có thể kéo theo các dụng cụ phức tạp và phải tiến hành các xem xét về sự hấp thu các hiệu quả và xử lý.

Các phương pháp thu gom điển hình có thể là:

- Ống hấp thụ (SOR), sử dụng một ống thép hoặc thủy tinh chứa chất hấp phụ phù hợp, ví dụ Tenax, than hoạt tính, silica gen, ..v..v….;

- Bộ lọc phủ ngoài, được thấm bằng hóa chất phù hợp để hấp thụ đặc biệt chất ô nhiễm;

- Bộ va chạm (IMP) gồm các chai hoặc loạt chai rửa-khí được đổ đầy nước khử ion hoặc chất lỏng phù hợp;

- Túi mẫu (SB) để sử dụng tại các nồng độ cao của AMC có thể được lấy mẫu trực tiếp bằng thiết bị phân tích. Thông thường SB không được sử dụng trong môi trường hấp phụ.

Lựa chọn dụng cụ lấy mẫu và phương pháp phân tích điển hình ô nhiễm phân tử trong không khí được thực hiện như thế nào?

Lựa chọn dụng cụ lấy mẫu và phương pháp phân tích điển hình ô nhiễm phân tử trong không khí được thực hiện theo mục C.3 Phụ lục C Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8664-8:2011 (ISO 14644-8:2006) như sau:

* Các phương pháp lấy mẫu điển hình

Các phương pháp lấy mẫu điển hình có thể gồm, nhưng không giới hạn:

- Máy lấy mẫu khuếch tán bị động (DIFF);

- Máy thu gom bộ lọc (FC);

- Bộ va chạm trong loạt chứa đầy bằng dung môi phù hợp (IMP);

- Túi mẫu, hộp nhỏ/hộp, để gom trực tiếp không khí phòng sạch (SB);

- Ống hấp thụ (SOR);

- Tấm hoặc bản đối chứng sử dụng như bộ thu gom mẫu (WW);

- Chiết quét hạt nhỏ (DSE);

- Ống khuếch tán (DT)

* Các phương pháp phân tích điển hình

(1) Phương pháp phân tích ngoại vi

Các phương pháp phân tích ngoại vi có thể gồm, nhưng không giới hạn:

- Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AA-S);

- Quang phổ hấp thụ nguyên tử - lò graphit (AA-GF);

- Quang phổ phát xạ nguyên tử (AES);

- Hóa phát quang (CL);

- Vùng mao mạch điện di (CZE);

- Sắc ký khí - dò ion hóa ngọn lửa (GC-FID);

- Sắc ký khí - quang phổ khối lượng (GC-MS);

- Sắc ký ion (IC);

- Plasma cặp cảm ứng - quang phổ khối lượng (GC-MS);

- Quang phổ hồng ngoại (IR);

- Quang phổ khối lượng (MS);

- Quang phổ cực tím (UVS);

- Quang phổ cực tím biến đổi Furie (FTIR);

- Quang phổ huỳnh quang tia X phản xạ toàn phần (TXRF);

- Phân tích pha khí - huỳnh quang tia X phản xạ toàn phần (VPD-TXRF);

- Thời gian bay - quang phổ khối lượng ion thứ cấp (TOF-SIMS);

- Ion hóa áp suất khí quyển - quang phổ khối lượng (API-MS).

(2) Bộ theo dõi trực tuyến

Các bộ theo dõi trực tuyến có thể gồm, nhưng không giới hạn:

- Máy phân tích kiểu tang quay phát hiện đo màu trên giấy tẩm hóa chất (CPR);

- Quang phổ động học ion (IMS);

- Máy dò tăng khối lượng (tính chất hữu cơ ngưng tụ) sử dụng các bộ cộng hưởng áp điện kiểu khác nhau (MGD);

- Thiết bị sắc ký khí xách tay (PGC);

- Cảm biến kiểu tế bào điện hóa (ECS);

- Hệ thống theo dõi sắc ký ion (ICS);

- Hệ thống theo dõi hóa phát quang (CLS);

- Bộ theo dõi ion fluorid (FIM);

- Sóng âm bề mặt (SAW);

Người sử dụng phải lưu ý phát hiện các giới hạn và duy trì trong phạm vi của chúng. Độ phục hồi phải là từ 75% đến 125%.

Bảng C.1 minh họa mạng lưới lựa chọn đối với các ví dụ về các phương pháp đo lường đã nêu trên.

CHÚ THÍCH Phương pháp phân tích có thể áp dụng đối với nồng độ chất ô nhiễm phụ thuộc vào tốc độ và khoảng thời gian lấy mẫu.

Bảng C.1 - Các ví dụ minh họa ma trận lựa chọn phương pháp đo liên quan đến nồng độ AMC yêu cầu

Phân loại ô nhiễm phân tử trong không khí
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tôm hùm đông lạnh nhanh được chế biến từ những loài nào? Thành phần cơ bản của tôm hùm đông lạnh nhanh gồm những gì?
Pháp luật
Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà là gì? Quy định về trang bị Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà?
Pháp luật
Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (BCMS) có những thành phần chính nào? BCMS có những lợi ích gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN310:2010 về Thép và gang sử dụng phương pháp phân tích hóa học để xác định hàm lượng asen thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10758-2:2016 hướng dẫn chọn chiến lược lấy mẫu, khái quát quá trình lấy mẫu đo hoạt độ phóng xạ ra sao?
Pháp luật
Hệ thống chữa cháy bằng bột là gì? Trong các khu vực được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy bằng bột phải trang bị những gì?
Pháp luật
Dứa quả tươi phải đáp ứng các yêu cầu nào về độ chín? Sai số cho phép về chất lượng trong mỗi lô dứa quả tươi hạng đặc biệt là mấy %?
Pháp luật
Đặc trưng của bệnh tỵ thư ở ngựa là gì? Triệu chứng lâm sàng của ngựa khi mắc bệnh tỵ thư là gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17030:2023 (ISO/IEC 17030:2021) yêu cầu gì về dấu phù hợp của bên thứ ba?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-1 : 2007 quy định về kích thước bên trong cabin của thang máy loại I, loại II, loại III như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phân loại ô nhiễm phân tử trong không khí
161 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phân loại ô nhiễm phân tử trong không khí Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào