Phòng thử nghiệm xác định công suất tiêu thụ của thiết bị điện gia dụng ở chế độ công suất thấp cần đáp ứng điều kiện gì?
- Phòng thử nghiệm xác định công suất tiêu thụ của thiết bị điện gia dụng ở chế độ công suất thấp cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Công suất tiêu thụ của thiết bị điện gia dụng ở chế độ công suất thấp được xác định bằng phương pháp gì?
- Báo cáo thử nghiệm xác định công suất tiêu thụ của thiết bị điện gia dụng ở chế độ công suất thấp có các nội dung gì?
Phòng thử nghiệm xác định công suất tiêu thụ của thiết bị điện gia dụng ở chế độ công suất thấp cần đáp ứng những điều kiện gì?
Phòng thử nghiệm xác định công suất tiêu thụ của thiết bị điện gia dụng ở chế độ công suất thấp cần đáp ứng những điều kiện được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10152:2013 (IEC 62301:2011) như sau:
Điều kiện chung của phép đo
4.1. Yêu cầu chung
Nếu không có quy định khác thì phải thực hiện phép đo trong các điều kiện thử nghiệm và với thiết bị đo được quy định ở các điều từ 4.2 đến 4.4.
4.2. Phòng thử nghiệm
Các thử nghiệm phải được thực hiện trong phòng có vận tốc không khí bao quanh sản phẩm cần thử nghiệm £ 0,5 m/s. Nhiệt độ môi trường xung quanh phải duy trì ở (23 ± 5) oC trong quá trình thử nghiệm.
Trong trường hợp sản phẩm có bộ cảm biến ánh sáng môi trường xung quanh ảnh hưởng đến công suất tiêu thụ thì phải thực hiện thử nghiệm trong các điều kiện ánh sáng môi trường xung quanh có khống chế. Trong trường hợp độ rọi được xác định từ bên ngoài (trong qui trình thử nghiệm hoặc trong hướng dẫn sử dụng) thì phải sử dụng các giá trị này. Trong trường hợp không công bố hoặc không xác định các độ rọi thì sử dụng độ rọi chuẩn >300 Ix và <10 Ix.
Thông tin về phương pháp sử dụng để đạt được các mức độ rọi trên, trong trường hợp có liên quan, phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm (xem 6.3). Trong trường hợp đã cho các giá trị về độ rọi thì chúng phải được đo càng gần càng tốt với bộ cảm biến ánh sáng của sản phẩm.
CHÚ THÍCH: Công suất đo được đối với một số sản phẩm và các chế độ có thể bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường xung quanh (ví dụ như độ rọi, nhiệt độ).
Như vậy, các thử nghiệm xác định công suất tiêu thụ của thiết bị điện gia dụng ở chế độ công suất thấp phải được thực hiện trong phòng có vận tốc không khí bao quanh sản phẩm cần thử nghiệm £ 0,5 m/s.
Nhiệt độ môi trường xung quanh phải duy trì ở (23 ± 5) oC trong quá trình thử nghiệm. Đồng thời, đáp ứng các điều kiện cụ thể trên.
Thử nghiệm xác định công suất tiêu thụ của thiết bị điện gia dụng ở chế độ công suất thấp (Hình từ Internet)
Công suất tiêu thụ của thiết bị điện gia dụng ở chế độ công suất thấp được xác định bằng phương pháp gì?
Công suất tiêu thụ của thiết bị điện gia dụng ở chế độ công suất thấp được xác định bằng phương pháp theo quy định tại tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10152:2013 (IEC 62301:2011) như sau:
Phép đo
...
5.3. Qui trình
5.3.1. Yêu cầu chung
Trong phạm vi của tiêu chuẩn này, công suất tiêu thụ phải được xác định bằng:
- phương pháp lấy mẫu: bằng cách sử dụng thiết bị để ghi các số đo công suất ở các khoảng thời gian đều đặn trong suốt thời gian đo (xem 5.3.2). Lấy mẫu là phương pháp ưu tiên của phép đo cho tất cả các chế độ và các loại sản phẩm trong tiêu chuẩn này. Đối với các chế độ trong đó công suất thay đổi theo chu kỳ hoặc không ổn định hoặc các chế độ có thời gian giới hạn thì lấy mẫu là phương pháp đo duy nhất cho phép trong tiêu chuẩn này; hoặc
- phương pháp số đọc trung bình: trong trường hợp giá trị công suất là ổn định và chế độ ổn định, bằng cách lấy trung bình các số đọc công suất của thiết bị đo trong khoảng thời gian quy định hoặc, một cách khác, bằng cách ghi lại năng lượng tiêu thụ trong khoảng thời gian xác định và chia cho thời gian (xem 5.3.3 để có mô tả chi tiết khi nào phương pháp này có hiệu lực); hoặc
- phương pháp lấy số đọc trực tiếp trên đồng hồ đo: trong trường hợp giá trị công suất là ổn định và chế độ ổn định, bằng cách ghi lại số đọc công suất trên thiết bị đo (xem 5.3.4 để có mô tả chi tiết khi nào phương pháp này có hiệu lực).
CHÚ THÍCH: Việc xác định công suất trung bình từ năng lượng tích lũy trong một khoảng thời gian là tương đương. Bộ tích lũy năng lượng được sử dụng phổ biến hơn các chức năng lấy trung bình công suất trong một khoảng thời gian do người vận hành xác định.
Như vậy, trong phạm vi của tiêu chuẩn này, công suất tiêu thụ của thiết bị điện gia dụng ở chế độ công suất thấp được xác định bằng các phương pháp sau:
- Phương pháp lấy mẫu, hoặc
- Phương pháp số đọc trung bình; hoặc
- Phương pháp lấy số đọc trực tiếp trên đồng hồ đo.
Việc xác định công suất trung bình từ năng lượng tích lũy trong một khoảng thời gian là tương đương. Bộ tích lũy năng lượng được sử dụng phổ biến hơn các chức năng lấy trung bình công suất trong một khoảng thời gian do người vận hành xác định.
Báo cáo thử nghiệm xác định công suất tiêu thụ của thiết bị điện gia dụng ở chế độ công suất thấp có các nội dung gì?
Báo cáo thử nghiệm xác định công suất tiêu thụ của thiết bị điện gia dụng ở chế độ công suất thấp có các nội dung theo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10152:2013 (IEC 62301:2011) như sau:
Báo cáo thử nghiệm
6.1. Mô tả chi tiết sản phẩm
Các thông tin dưới đây phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm:
● Nhãn hiệu, model, kiểu và số seri
● Mô tả sản phẩm, nếu thích hợp
● (Các) điện áp danh định và (các) tần số danh định
● Thông tin chi tiết về nhà chế tạo được ghi nhãn trên sản phẩm (nếu có)
● Nguồn thông tin được sử dụng để thiết lập các chế độ sản phẩm (hướng dẫn sử dụng) và luận chứng kỹ thuật, nếu thuộc đối tượng áp dụng, liên quan đến việc chọn các chế độ được đo và chế độ bị loại trừ bất kỳ.
Trong trường hợp sản phẩm có nhiều chức năng hoặc có các tùy chọn để đưa thêm vào các mô đun bổ sung hoặc phụ kiện bổ sung thì cấu hình của thiết bị khi thử nghiệm phải được ghi vào báo cáo.
6.2. Tham số thử nghiệm
Các giá trị dưới đây phải đạt được và được ghi lại trong khi thử nghiệm. Nếu các giá trị này thay đổi trong khi thử nghiệm thì phải ghi các giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất.
● Nhiệt độ môi trường xung quanh (°C)
● (Các) điện áp thử nghiệm (V) và (các) tần số thử nghiệm (Hz)
● Méo hài tổng của hệ thống cung cấp điện
● Thông tin và tài liệu về thiết bị đo, bố trí thiết bị và mạch điện được dùng cho thử nghiệm về điện.
6.3. Dữ liệu đo được, đối với từng chế độ sản phẩm khi áp dụng
Các thông tin dưới đây phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm:
● mô tả chế độ sản phẩm và lập tài liệu về các chức năng do người sử dụng định hướng và các chức năng hoạt động khác và mô tả cách kích hoạt chế độ;
● trình tự các sự kiện để đạt được chế độ đó trong trường hợp thiết bị tự động thay đổi chế độ.
● công suất trung bình tính bằng oát được làm tròn đến số thập phân thứ hai. Đối với tải lớn hơn hoặc bằng 10 W, phải ghi vào báo cáo tối thiểu là đến ba chữ số có nghĩa.
● độ không đảm bảo đo tính được của kết quả do thiết bị đo (Ue) (xem Phụ lục D) và kết quả có phù hợp với 4.4.1 hay không;
● phương pháp đo được sử dụng (xem 5.3.2, 5.3.3 hoặc 5.3.4). Trong trường hợp 5.3.3, cần chỉ ra xem sử dụng cách tiếp cận công suất trung bình hay năng lượng tích lũy;
● khoảng thời gian lấy mẫu, thời gian tổng của các phép đo và giai đoạn ổn định (5.3.2 nếu thuộc đối tượng áp dụng);
● năng lượng tích lũy và khoảng thời gian đo (giây/phút/giờ) (5.3.3 nếu thuộc đối tượng áp dụng);
● năng lượng và thời gian của bất kỳ chế độ có thời gian giới hạn nào. Lập tài liệu mô tả dạng đồ thị (hoặc các dạng đồ thị) đối với chế độ tự động lặp lại theo trình tự;
● lưu ý bất kỳ liên quan đến hoạt động của sản phẩm;
● ghi lại các điều kiện môi trường xung quanh như mức độ chói trong khi đo trong trường hợp các mức độ chói này ảnh hưởng đến số đọc công suất;
● phân loại chế độ sản phẩm đo được thành một trong các loại chế độ liên quan trong Điều 3, hoặc chế độ khác nếu thuộc đối tượng áp dụng.
CHÚ THÍCH 1: Công suất biểu kiến (VA), hệ số công suất thực và hệ số đỉnh đều là các tham số hữu ích và nên đưa vào báo cáo thử nghiệm. Nên thể hiện các dữ liệu thu thập được bằng cách lấy mẫu ở dạng đồ thị.
CHÚ THÍCH 2: Khuyến cáo rằng độ không đảm bảo đo tổng của kết quả (Utotal) cũng cần tính toán và ghi vào báo cáo (xem Phụ lục D).
6.4. Mô tả chi tiết thử nghiệm và phòng thử nghiệm
Các thông tin dưới đây phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm:
● số hiệu/tham chiếu của báo cáo thử nghiệm
● ngày thử nghiệm
● tên và địa chỉ phòng thử nghiệm
● (các) thử nghiệm viên.
Như vậy, trong báo cáo thử nghiệm xác định công suất tiêu thụ của thiết bị điện gia dụng ở chế độ công suất thấp có các nội dung cụ thê trên.
Lưu ý: Tiêu chuẩn này không quy định yêu cầu về an toàn. Tiêu chuẩn này không quy định các yêu cầu về tính năng tối thiểu và cũng không đặt ra các giới hạn tối đa về công suất hoặc năng lượng tiêu thụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?