Phòng Tham mưu xử lý thuộc Cục Kiểm định hải quan là đơn vị thực hiện nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại liên quan đến kết quả sau kiểm định đúng không?
- Phòng Tham mưu xử lý thuộc Cục Kiểm định hải quan thực hiện những chức năng gì?
- Phòng Tham mưu xử lý thuộc Cục Kiểm định hải quan là đơn vị thực hiện nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại liên quan đến kết quả sau kiểm định đúng không?
- Phòng Tham mưu xử lý thuộc Cục Kiểm định hải quan có những chức danh lãnh đạo nào?
Phòng Tham mưu xử lý thuộc Cục Kiểm định hải quan thực hiện những chức năng gì?
Theo tiểu mục II Mục A Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục Kiểm định hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2558/QĐ-TCHQ năm 2016 như sau:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
...
II. Phòng Tham mưu xử lý
Phòng Tham mưu xử lý có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan trong việc giải quyết các khiếu nại, vướng mắc về kết quả kiểm định, phân tích, giám định và kiểm tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân liên quan; xây dựng nhu cầu, yêu cầu về kỹ thuật đối với trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ của Cục.
...
Theo đó, Phòng Tham mưu xử lý có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan các công việc sau:
- Giải quyết các khiếu nại, vướng mắc về kết quả kiểm định, phân tích, giám định và kiểm tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân liên quan;
- Xây dựng nhu cầu, yêu cầu về kỹ thuật đối với trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ của Cục.
Phòng Tham mưu xử lý thuộc Cục Kiểm định hải quan (Hình từ Internet)
Phòng Tham mưu xử lý thuộc Cục Kiểm định hải quan là đơn vị thực hiện nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại liên quan đến kết quả sau kiểm định đúng không?
Theo tiểu mục II Mục A Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục Kiểm định hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2558/QĐ-TCHQ năm 2016 như sau:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
...
II. Phòng Tham mưu xử lý
...
Phòng Tham mưu xử lý có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Chủ trì xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ. Xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án về công tác kiểm định, phân tích, giám định và kiểm tra chuyên ngành.
2. Xây dựng, tổng hợp nhu cầu về trang thiết bị và đề xuất các yêu cầu về kỹ thuật đối với trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ của Cục.
3. Giải quyết các khiếu nại, vướng mắc liên quan đến kết quả sau kiểm định, phân tích, giám định và kiểm tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân liên quan.
4. Thường xuyên theo dõi, phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu về tình hình giải quyết khiếu nại, vướng mắc liên quan đến kết quả kiểm định, phân tích, giám định, phân loại và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong toàn ngành; đề xuất Cục trưởng báo cáo Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác kiểm định, phân tích, giám định, phân loại và kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu trong toàn ngành trên hệ thống dữ liệu tập trung.
5. Xây dựng, tổ chức thực hiện, hướng dẫn kiểm tra việc xã hội hóa hoạt động phân tích theo quy định.
6. Đầu mối tổng hợp báo cáo, đánh giá, theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra trong việc thực hiện kết quả thanh tra chuyên ngành của Cục.
7. Phối hợp xây dựng nội dung, chương trình và tham gia giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ được giao.
8. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, quy trình, quy chế nghiệp vụ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Cục.
9. Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cải cách hiện đại hóa và hợp tác quốc tế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Cục.
10. Quản lý công chức, tài sản, tài liệu của Phòng theo quy định.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
Theo đó, Phòng Tham mưu xử lý thuộc Cục Kiểm định hải quan có nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, vướng mắc liên quan đến kết quả sau kiểm định, phân tích, giám định và kiểm tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân liên quan.
Phòng Tham mưu xử lý thuộc Cục Kiểm định hải quan có những chức danh lãnh đạo nào?
Theo Mục B Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục Kiểm định hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2558/QĐ-TCHQ năm 2016 như sau:
B. CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Phòng thuộc Cục Kiểm định hải quan có Trưởng phòng và một số Phó Trưởng phòng.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng.
Phó Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Cục Kiểm định hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Biên chế của các Phòng thuộc Cục Kiểm định hải quan do Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan, quyết định trong tổng số biên chế được giao.
Theo đó, Phòng Tham mưu xử lý thuộc Cục Kiểm định hải quan có Trưởng phòng và một số Phó Trưởng phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?