Người đang chấp hành án phạt tù chung thân được Chủ tịch nước đặc xá trong những trường hợp nào?
Người đang chấp hành án phạt tù chung thân được Chủ tịch nước đặc xá trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Đặc xá 2018 quy định người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt như sau:
Người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt
Trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người đang chấp hành án phạt tù chung thân mà không phụ thuộc vào các điều kiện quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Luật này.
Như vậy, trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người đang chấp hành án phạt tù chung thân.
Lưu ý: Căn cứ Điều 7 Luật Đặc xá 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện đặc xá:
- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị đặc xá cho người không đủ điều kiện được đặc xá; không đề nghị đặc xá cho người đủ điều kiện được đặc xá; cản trở người bị kết án phạt tù thực hiện quyền được đề nghị đặc xá.
- Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, nhũng nhiễu trong việc thực hiện đặc xá.
- Cấp, xác nhận giấy tờ, tài liệu liên quan đến người được đề nghị đặc xá trái quy định của pháp luật.
- Từ chối cấp, xác nhận giấy tờ, tài liệu mà theo quy định của pháp luật người được đề nghị đặc xá phải được cấp, xác nhận.
- Giả mạo giấy tờ, tài liệu liên quan đến người được đề nghị đặc xá.
Người đang chấp hành án phạt tù chung thân được Chủ tịch nước đặc xá trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Luật Đặc xá 2018 quy định về trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt như sau:
- Theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc trong trường hợp Chính phủ đề nghị đặc xá được Chủ tịch nước chấp nhận, Chính phủ chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập hồ sơ đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
- Bộ Công an chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đặc xá của người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân báo cáo Chính phủ để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
- Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đặc xá của người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gửi Chính phủ để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
- Văn phòng Chủ tịch nước rà soát, kiểm tra hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước quyết định.
Lưu ý: Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt.
Người được Chủ tịch nước đặc xá trong trường hợp đặc biệt có các quyền và nghĩa vụ nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 24 Luật Đặc xá 2018 quy định người được Chủ tịch nước đặc xá trong trường hợp đặc biệt có các quyền và nghĩa vụ như sau:
Thực hiện Quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt
1. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt.
2. Việc thực hiện Quyết định đặc xá đối với người nước ngoài trong trường hợp đặc biệt được áp dụng theo quy định tại Điều 19 của Luật này.
3. Người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 20 của Luật này.
Theo đó, người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Người được đặc xá có quyền sau đây:
+ Được cấp Giấy chứng nhận đặc xá;
+ Được chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan giúp đỡ để hòa nhập với gia đình và cộng đồng, tạo điều kiện về việc làm, ổn định cuộc sống;
+ Được hưởng các quyền khác như người đã chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật.
- Người được đặc xá có nghĩa vụ sau đây:
+ Xuất trình Giấy chứng nhận đặc xá với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, đơn vị quân đội nơi người đó về cư trú hoặc làm việc;
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết;
+ Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
- Người được đặc xá là người nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Được cấp Giấy chứng nhận đặc xá;
+ Được hưởng các quyền khác như người đã chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết;
+ Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Lưu ý: Người được đặc xá là người nước ngoài có các quyền quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Đặc xá 2018, phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Đặc xá 2018.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Khi giải trình đối tượng thanh tra công an nhân dân có cần thực hiện việc giải trình bằng văn bản không?
- Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật theo quy định mới nhất 2025? Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật?
- Quốc thiều nước CHXHCN Việt Nam là gì? Sử dụng Quốc thiều trong lễ đón Nguyên thủ quốc gia thăm cấp nhà nước thế nào?
- Quyết định 940/QÐ-BVHTTDL năm 2025 tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- Xem trực tiếp bóng đá U17 Việt Nam vs UAE ngày 10 4 2025 lúc 22h00? Lịch thi đấu U17 Việt Nam hôm nay? U17 Việt Nam vs U17 UAE lịch?