Phổ biến sử dụng tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành y tế được quy định như thế nào? Giải mật tài liệu mật trong ngành y tế là gì?
Phổ biến sử dụng tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành y tế được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 06/2015/TT-BYT quy định như sau:
Phổ biến, nghiên cứu, sử dụng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
1. Phổ biến, nghiên cứu, sử dụng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Độ “Tuyệt mật” chỉ có cá nhân người có thẩm quyền hoặc người được giao nhiệm vụ giải quyết biết;
b) Độ “Tối mật” chỉ phổ biến đến những người, những đơn vị có trách nhiệm giải quyết;
c) Độ “Mật” được phổ biến đến những người, những đơn vị có liên quan đến việc giải quyết, thi hành văn bản;
d) Việc phổ biến, nghiên cứu, sử dụng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải được thực hiện ở nơi bảo đảm bí mật, an toàn.
2. Đối với các cuộc họp, hội nghị của Bộ có nội dung bí mật, chỉ được ghi chép, ghi âm, ghi hình khi được phép của Bộ trưởng hoặc người có thẩm quyền, Chủ tọa Hội nghị. Các băng ghi âm, ghi hình phải quản lý, bảo vệ như tài liệu gốc.
Như vậy, phổ biến sử dụng tài liệu mật mang bí mật nhà nước trong ngành y tế được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Độ “Tuyệt mật” chỉ có cá nhân người có thẩm quyền hoặc người được giao nhiệm vụ giải quyết biết;
- Độ “Tối mật” chỉ phổ biến đến những người, những đơn vị có trách nhiệm giải quyết;
- Độ “Mật” được phổ biến đến những người, những đơn vị có liên quan đến việc giải quyết, thi hành văn bản;
- Việc phổ biến, nghiên cứu, sử dụng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải được thực hiện ở nơi bảo đảm bí mật, an toàn.
Tài liệu mật (Hình từ Internet)
Giải mật tài liệu mật trong ngành y tế là gì?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 06/2015/TT-BYT quy định như sau:
Giải mật tài liệu mật
1. Giải mật tài liệu mật là xóa bỏ độ mật đã được xác định của tài liệu mật. Việc giải mật chỉ được xem xét khi nội dung của tài liệu nếu bị tiết lộ không còn gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự thủ tục giải mật tài liệu mật thực hiện theo quy định của Chính phủ và Bộ Công an.
3. Đối với tài liệu lưu trữ lịch sử có nội dung bí mật nhà nước được giải mật theo quy định của Luật lưu trữ và văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Đối với tài liệu lưu trữ có nội dung bí mật nhà nước khi nộp vào Kho lưu trữ Trung ương Đảng và tài liệu của Kho lưu trữ Trung ương Đảng, việc giải mật thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Như vậy, giải mật tài liệu mật trong ngành Y tế là xóa bỏ độ mật đã được xác định của tài liệu mật. Việc giải mật chỉ được xem xét khi nội dung của tài liệu nếu bị tiết lộ không còn gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trường hợp đặc biệt không có điều kiện tổ chức tiêu hủy tài liệu mật trong ngành Y tế thì người đang quản lý tài liệu mật đó phải làm gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Thông tư 06/2015/TT-BYT quy định như sau:
Tiêu hủy tài liệu mật
1. Việc tiêu hủy tài liệu mật sau khi giải mật được thực hiện theo quy định của Luật lưu trữ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Trong trường hợp đặc biệt không có điều kiện tổ chức tiêu hủy tài liệu mật theo quy định pháp luật hiện hành, nếu tài liệu mật không được tiêu hủy ngay sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho an ninh, quốc phòng hoặc các lợi ích khác của Nhà nước thì người đang quản lý tài liệu mật đó được quyền tự tiêu hủy nhưng ngay sau đó phải báo cáo bằng văn bản cho cấp có thẩm quyền (người đứng đầu cơ quan quản lý tài liệu mật, cơ quan công an cùng cấp). Nếu việc tự tiêu hủy tài liệu mật không có lý do chính đáng thì người tự tiêu hủy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp đặc biệt không có điều kiện tổ chức tiêu hủy tài liệu mật theo quy định pháp luật hiện hành nếu tài liệu mật không được tiêu hủy ngay sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho an ninh, quốc phòng hoặc các lợi ích khác của Nhà nước thì người đang quản lý tài liệu mật đó được quyền tự tiêu hủy nhưng ngay sau đó phải báo cáo bằng văn bản cho cấp có thẩm quyền (người đứng đầu cơ quan quản lý tài liệu mật, cơ quan công an cùng cấp).











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Vụ Phát triển thị trường nước ngoài được tổ chức theo mấy phòng? Vụ Phát triển thị trường nước ngoài có chức năng gì?
- Giám đốc Công an cấp tỉnh có thể điều động đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc thẩm quyền phê duyệt để thực hiện nhiệm vụ?
- Tác phẩm nhiếp ảnh về Việt Nam được trưng bày tại Cộng hòa Liên bang Đức theo Quyết định 865 ra sao?
- Căn cứ thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào? Yêu cầu về ngôn ngữ được sử dụng là gì?
- Nhựa kỹ thuật là gì? Cơ sở sản xuất nhựa kỹ thuật có trách nhiệm phải tuân thủ định mức sử dụng năng lượng hay không?