Phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải cho nhóm 2 bao gồm những nội dung gì?
Đối tượng nhóm 2 được phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải bao gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 47/2013/TT-BGTVT quy định như sau:
Phân loại đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật
...
2. Nhóm 2: Học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục, đào tạo trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục, Cục thuộc Bộ, Sở Giao thông vận tải và học sinh, sinh viên các trường thuộc các cấp học trong phạm vi cả nước.
...
Theo đó, đối tượng nhóm 2 được phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải bao gồm:
Học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục, đào tạo trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục, Cục thuộc Bộ, Sở Giao thông vận tải;
Học sinh, sinh viên các trường thuộc các cấp học trong phạm vi cả nước.
Phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải cho nhóm 2 bao gồm những nội dung gì?
Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 47/2013/TT-BGTVT quy định như sau:
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật
...
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật là quy định của Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là văn bản quy phạm pháp luật) phù hợp với từng nhóm đối tượng quy định tại Điều 5 của Thông tư này, cụ thể như sau:
...
2. Đối với đối tượng thuộc nhóm 2
a) Đối với các trường trực thuộc Bộ, các Tổng cục, Cục thuộc Bộ, các Sở Giao thông vận tải:
Phổ biến và lồng ghép vào môn học pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành giao thông vận tải, gắn với từng ngành nghề chuyên môn và nội dung đào tạo.
b) Đối với các trường thuộc các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân:
Phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học tổ chức các hoạt động ngoại khóa để phổ biến nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên.
...
Theo đó, phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải cho nhóm 2 bao gồm những nội dung sau:
- Đối với các trường trực thuộc Bộ, các Tổng cục, Cục thuộc Bộ, các Sở Giao thông vận tải:
Phổ biến và lồng ghép vào môn học pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành giao thông vận tải, gắn với từng ngành nghề chuyên môn và nội dung đào tạo.
- Đối với các trường thuộc các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân:
Phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học tổ chức các hoạt động ngoại khóa để phổ biến nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên.
Phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải
(Hình từ Internet)
Phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải theo hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 47/2013/TT-BGTVT quy định như sau:
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Họp báo, thông cáo báo chí.
2. Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
3. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, đơn vị.
4. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
5. Thông qua công tác xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan đơn vị; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
6. Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của cơ quan, đơn vị, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
7. Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
8. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.
Như vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải theo hình thức sau:
- Họp báo, thông cáo báo chí.
- Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, đơn vị.
- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
- Thông qua công tác xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan đơn vị; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
- Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của cơ quan, đơn vị, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
- Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?