Phép đo đối chứng là gì? Phép đo đối chứng đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ phải được thực hiện như thế nào?
Phép đo đối chứng là gì?
Phép đo đối chứng được giải thích tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 09/2017/TT-BKHCN như sau:
Phép đo đối chứng là phép đo do cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quy định tại Chương III thực hiện để kiểm tra sự phù hợp với quy định về lượng thiếu tại Điều 5 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì Phép đo đối chứng là phép đo do cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quy định tại Chương III thực hiện để kiểm tra sự phù hợp với quy định về lượng thiếu tại Điều 5 Thông tư 09/2017/TT-BKHCN.
Phép đo đối chứng là gì? (Hình từ Internet)
Phép đo đối chứng đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ phải được thực hiện như thế nào?
Phép đo đối chứng đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ phải được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 09/2017/TT-BKHCN như sau:
Quả cân đối chứng, phép đo đối chứng
1. Quả cân đối chứng có thể gồm một hoặc nhiều quả cân loại 0,5 kg; 1 kg; 2 kg; 5 kg; 10 kg; 20 kg.
2. Quả cân đối chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có sai số không lớn hơn 1/1000 khối lượng danh định của quả cân (hoặc có cấp chính xác M1);
b) Đã được kiểm định tại tổ chức kiểm định được chỉ định theo quy định của pháp luật về đo lường;
c) Được bảo quản, sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
3. Phép đo đối chứng được thực hiện như sau:
a) Tùy theo thực tế, lựa chọn khối lượng hàng hóa để đối chứng nhưng không vượt quá mức cân lớn nhất của cân được sử dụng trong thương mại bán lẻ;
b) Lựa chọn một hoặc nhiều quả cân đối chứng có khối lượng (hoặc tổng khối lượng) bằng khối lượng hàng hóa để đối chứng;
c) Đặt quả cân (hoặc các quả cân) đối chứng lên cân;
d) Đọc chỉ thị của cân.
Trường hợp sử dụng cân để bán hàng cho khách hàng, nếu giá trị chỉ thị trên cân trừ đi khối lượng (hoặc tổng khối lượng) của các quả cân đối chứng mà lớn hơn lượng thiếu cho phép quy định tại Điều 5 Thông tư này thì kết luận phép đo trong thương mại bán lẻ không phù hợp yêu cầu quy định.
Trường hợp sử dụng cân để mua hàng của khách hàng, nếu khối lượng (hoặc tổng khối lượng) của các quả cân đối chứng trừ đi giá trị chỉ thị trên cân mà lớn hơn lượng thiếu cho phép quy định tại Điều 5 Thông tư này thì kết luận phép đo trong thương mại bán lẻ không phù hợp yêu cầu quy định.
…
Như vậy, theo quy định trên thì phép đo đối chứng đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ phải được thực hiện như sau:
- Tùy theo thực tế, lựa chọn khối lượng hàng hóa để đối chứng nhưng không vượt quá mức cân lớn nhất của cân được sử dụng trong thương mại bán lẻ;
- Lựa chọn một hoặc nhiều quả cân đối chứng có khối lượng (hoặc tổng khối lượng) bằng khối lượng hàng hóa để đối chứng;
- Đặt quả cân (hoặc các quả cân) đối chứng lên cân;
- Đọc chỉ thị của cân.
+ Trường hợp sử dụng cân để bán hàng cho khách hàng, nếu giá trị chỉ thị trên cân trừ đi khối lượng (hoặc tổng khối lượng) của các quả cân đối chứng mà lớn hơn lượng thiếu cho phép quy định tại Điều 5 Thông tư này thì kết luận phép đo trong thương mại bán lẻ không phù hợp yêu cầu quy định.
+ Trường hợp sử dụng cân để mua hàng của khách hàng, nếu khối lượng (hoặc tổng khối lượng) của các quả cân đối chứng trừ đi giá trị chỉ thị trên cân mà lớn hơn lượng thiếu cho phép quy định tại Điều 5 Thông tư này thì kết luận phép đo trong thương mại bán lẻ không phù hợp yêu cầu quy định.
Ban quản lý chợ có trách nhiệm như thế nào đối với phép đo đối chứng đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ?
Ban quản lý chợ có trách nhiệm đối với phép đo đối chứng đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ được quy định tại Điều 11 Thông tư 09/2017/TT-BKHCN như sau:
Trách nhiệm của ban quản lý chợ, trung tâm thương mại
1. Đặt, duy trì, bảo quản các quả cân đối chứng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
2. Thực hiện phép đo đối chứng quy định tại Điều 6 Thông tư này theo kế hoạch thường xuyên hoặc khi có yêu cầu của cơ quan, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
3. Báo cáo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm về phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo quy định của pháp luật.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Tuyên truyền, phổ biến Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan cho các hộ kinh doanh trong chợ, trung tâm thương mại để biết và thực hiện.
6. Định kỳ 15 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình thực hiện kiểm tra việc thực hiện phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, đối với phép đo đối chứng đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ thì Ban quản lý chợ có các trách nhiệm sau:
- Đặt, duy trì, bảo quản các quả cân đối chứng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
- Thực hiện phép đo đối chứng quy định tại Điều 6 Thông tư này theo kế hoạch thường xuyên hoặc khi có yêu cầu của cơ quan, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
- Báo cáo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm về phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo quy định của pháp luật.
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tuyên truyền, phổ biến Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan cho các hộ kinh doanh trong chợ, trung tâm thương mại để biết và thực hiện.
- Định kỳ 15 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình thực hiện kiểm tra việc thực hiện phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?