Pháp luật có cho phép việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai hay không?
Nhà ở hình thành trong tương lai được pháp luật quy định như thế nào?
>> Mới nhất Tải Luật Nhà ở 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về tài sản như sau:
"1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
Ngoài ra, Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định nêu rõ về tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai:
“1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
a) Tài sản chưa hình thành;
b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch”.
Căn cứ theo quy định trên, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản hình thành trong tương lai là loại tài sản chưa hoàn thành hoặc tài sản đã hình thành nhưng chủ thể đã xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch. Và nhà ở cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai.
Tải về mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai mới nhất 2023: Tại Đây
Nhà ở hình thành trong tương lai
Pháp luật có cho phép việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Kinh doanh bất động sản 2014:
"1. Bên mua, bên thuê mua có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua chưa được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được lập thành văn bản, có xác nhận của chủ đầu tư vào văn bản chuyển nhượng.
2. Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của bên mua, bên thuê mua nhà ở với chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm tạo điều kiện cho các bên trong việc chuyển nhượng hợp đồng và không được thu bất kỳ khoản chi phí nào liên quan đến việc chuyển nhượng hợp đồng.
3. Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở cuối cùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Việc chuyển nhượng hợp đồng quy định tại Điều này không áp dụng đối với hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở xã hội.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Căn cứ theo quy định trên, bạn hoàn toàn có thể chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai nếu hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của bạn chưa được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai cần có những điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 02/2022/NĐ-CP thì:
"Điều 7. Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai và chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn
1. Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai và chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn không áp dụng đối với hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở xã hội.
2. Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Có hợp đồng mua bán, thuê mua được lập theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này; trường hợp các bên đã ký hợp đồng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì phải có hợp đồng đã ký kết;
b) Thuộc diện chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận);
c) Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng phải thuộc diện không có tranh chấp, khiếu kiện;
d) Nhà, công trình xây dựng thuộc hợp đồng mua bán, thuê mua không thuộc diện bị kê biên, thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý.
3. Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng được thực hiện đối với toàn bộ hợp đồng. Trường hợp mua bán, thuê mua nhiều căn nhà, công trình xây dựng trong cùng một hợp đồng mà các bên có nhu cầu chuyển nhượng từng căn nhà, công trình xây dựng thì bên chuyển nhượng phải thỏa thuận với chủ đầu tư để sửa đổi hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng hoặc ký phụ lục hợp đồng trước khi thực hiện chuyển nhượng hợp đồng theo quy định tại Nghị định này."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?
- Mẫu quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu quyết định?
- Từ 10/01/2025, thời hạn xóa đăng ký tạm trú là bao lâu? Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú gồm những gì?
- Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?
- Hướng dẫn đăng nhập Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?