Bán, cho thuê nhà ở trong dự án nhà ở hình thành trong tương lai có được không? Có được thế chấp dự án nhà ở hình thành trong tương lai hay không?
- Bán, cho thuê nhà ở trong dự án nhà ở hình thành trong tương lai có được không?
- Điều kiện để được bán, cho thuê nhà ở trong dự án nhà ở hình thành trong tương lai là gì?
- Có được thế chấp dự án nhà ở hình thành trong tương lai hay không?
- Điều kiện để dự án nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp là gì?
Bán, cho thuê nhà ở trong dự án nhà ở hình thành trong tương lai có được không?
>> Mới nhất Tải Luật Nhà ở 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Căn cứ theo Điều 54 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định như sau:
Điều 54. Quyền kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai
1. Chủ đầu tư dự án bất động sản có quyền bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai.
2. Việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai được thực hiện theo quy định của Chương này, các quy định tương ứng trong Chương II và các quy định khác có liên quan của Luật này.
Chiếu theo quy định trên nếu bạn là chủ đầu tư dự án nhà ở hình thành trong tương lai thì có quyền được bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình trong dự án đó, tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Bán, cho thuê nhà ở trong dự án nhà ở hình thành trong tương lai có được không?
Điều kiện để được bán, cho thuê nhà ở trong dự án nhà ở hình thành trong tương lai là gì?
Căn cứ theo Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 muốn được bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai thì dự án nhà ở phải đáp ứng quy định như sau:
- Có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
- Có hồ sơ dự án.
- Có thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng.
- Có giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án;
- Trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.
Ngoài ra, trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua. Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh (Sở Xây dựng) sẽ có văn bản trả lời là đủ điều kiện được bán, cho thuê mua hay không. Nói cách khác, để thực hiện bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai thì trước tiên chủ đầu tư phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu như đã nêu ở trên, sau đó gửi thông báo đến Sở Xây dựng về việc tổ chức bán, cho thuê mua nhà ở.
Khi gửi thông báo này thì thường chủ đầu tư cũng sẽ phải gửi kèm một bộ tài liệu đã chuẩn bị ở trên. Trong vòng 15 ngày thì Sở sẽ có văn bản trả lời là được hay không được tiến hành.
Có được thế chấp dự án nhà ở hình thành trong tương lai hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 147 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:
1. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó; trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp nhà ở mà có nhu cầu huy động vốn góp để phân chia nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đó thì phải giải chấp nhà ở này trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng, trừ trường hợp được bên góp vốn, bên mua, thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp đồng ý.
Theo quy định trên thì chủ đầu tư dự án nhà ở (Bao gồm cả dự án hình thành trong tương lai) được thế chấp dự án tại tổ chức tín dụng Việt Nam nhưng chỉ để vay vốn cho việc đầu tư dự án đó.
Điều kiện để dự án nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp là gì?
Căn cứ theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều 148 Luật Nhà ở 2014 quy định chủ đầu tư có thể thế chấp dự án nhà ở hình thành trong tương lai nếu tuân thủ các điều kiện như sau:
1. Điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được quy định như sau:
a) Trường hợp chủ đầu tư thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì phải có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt và đã có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Trường hợp chủ đầu tư thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai xây dựng trong dự án thì ngoài điều kiện quy định tại điểm a khoản này, nhà ở thế chấp phải thuộc diện đã xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng và không nằm trong phần dự án hoặc toàn bộ dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp theo quy định tại điểm a khoản này;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?