Phao áo cứu sinh trang bị trên các phương tiện nổi như tàu, thuyền và các công trình biển có bao nhiêu ký hiệu?
- Phao áo cứu sinh trang bị trên các phương tiện nổi như tàu, thuyền và các công trình biển có bao nhiêu ký hiệu?
- Quy định về vật liệu đối với phao áo cứu sinh trang bị trên các phương tiện nổi như tàu, thuyền và các công trình biển
- Phao áo cứu sinh trang bị trên các phương tiện nổi như tàu, thuyền và các công trình biển phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nào?
Phao áo cứu sinh trang bị trên các phương tiện nổi như tàu, thuyền và các công trình biển có bao nhiêu ký hiệu?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7282:2008 về Phao áo cứu sinh quy định như sau:
Kí hiệu
4.1. Phao áo cứu sinh dùng cho hàng hải, trang bị cho tất cả các tàu và công trình biển hoạt động ở vùng biển Việt Nam và quốc tế ký hiệu là PACS-1.
4.2. Phao áo cứu sinh dùng cho hàng hải, trang bị cho tất cả các tàu và công trình nổi cấp SI hoạt động ở vùng sông Việt Nam ký hiệu là PACS-2 (với phao không chịu dầu) và là PACS-2D (với phao chịu dầu).
4.3. Phao áo cứu sinh dùng cho người khi làm việc ký hiệu là PALV.
Như vậy, theo quy định nêu trên phao áo cứu sinh trang bị trên các phương tiện nổi như tàu, thuyền và các công trình biển có 4 ký hiệu bao gồm: PACS-1, PACS-2, PACS-2D và PALV.
Quy định về vật liệu đối với phao áo cứu sinh trang bị trên các phương tiện nổi như tàu, thuyền và các công trình biển
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7282:2008 về Phao áo cứu sinh quy định cụ thể như sau:
Vật liệu
5.1. Vật liệu chế tạo cốt phao (vật liệu nổi):
a) Đối với phao PACS-1, PACS-2D, dùng xốp LDPE-FOAM, li-e, bông gạo hoặc các vật liệu tương đương khác.
b) Đối với phao PACS-2, dùng các vật liệu như với phao PACS-1, xốp STYROFOR hoặc các vật liệu tương đương khác.
c) Đối với phao PALV, dùng xốp LDPE-FOAM hoặc các vật liệu tương đương khác.
5.2. Lớp vải bọc ngoài phải là loại vải sợi tổng hợp, không mục, không bị ăn mòn, không bị ảnh hưởng bởi nước biển và nấm mốc, có độ bền thỏa mãn yêu cầu của tiêu chuẩn này và có màu da cam.
5.3. Vật liệu chế tạo phao phải không bị hư hại trong quá trình cất giữ ở nhiệt độ từ -30 oC đến +65 oC (đối với phao PACS-1), từ 0 oC đến +65 oC (đối với phao PACS-2 , PACS-2D và PALV).
5.4. Vật liệu chế tạo phao phải không bị cháy hoặc tiếp tục bị nhão chảy sau khi thử theo 7.1.5 (không áp dụng cho phao có vật liệu nổi là STYROFOR).
Phao áo cứu sinh (Hình từ Internet)
Phao áo cứu sinh trang bị trên các phương tiện nổi như tàu, thuyền và các công trình biển phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nào?
Căn cứ theo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7282:2008 về Phao áo cứu sinh quy định như sau:
Yêu cầu kỹ thuật
6.1. Phao áo phải có kết cấu sao cho:
a) tối thiểu 70 % số người hoàn toàn chưa được làm quen với phao áo, có thể mặc nó đúng cách trong vòng 1 min mà không cần sự trợ giúp, hướng dẫn hoặc làm mẫu trước.
b) sau khi được xem làm mẫu cách mặc, tất cả mọi người có thể mặc phao áo đúng cách trong vòng 1 min mà không cần sự trợ giúp.
c) có thể mặc được cả hai phía trong hoặc ngoài
d) người mặc áo phao nhảy từ độ cao ít nhất là 4,5 m (đối với phao PACS-1 và PALV) và 3,5 m (đối với phao PACS-2, PACS-2D) xuống dưới nước mà không bị tổn thương, phao áo không bị tuột ra và hư hỏng.
6.2. Phao áo người lớn phải có đủ sức nổi và tính ổn định trong nước ngọt để:
a) nâng người đã kiệt sức hoặc bất tỉnh lên sao cho miệng cách mặt nước tối thiểu là 120 mm (đối với phao PACS-1) và 80 mm (đối với phao PACS-2, PACS-2D và PALV), còn thân người đó ngả về phía sau một góc không nhỏ hơn 20o so với phương thẳng đứng.
b) lật thân người đã bất tỉnh trong nước từ tư thế bất kỳ về tư thế mà miệng người đó cao hơn mặt nước trong thời gian không quá 5 s. Phao PALV không cần thỏa mãn quy định ở 7.1.8 (e).
6.3. Phao áo người lớn phải cho phép người mặc bơi được một khoảng ngắn và lên được phương tiện cứu sinh.
6.4. Sức nổi của phao áo phải không bị giảm quá 5 % sau 25 h ngâm chìm hoàn toàn trong nước ngọt.
6.5. Mỗi phao áo phải có một chiếc còi được buộc chắc chắn với phao bằng một sợi dây.
6.6. Mỗi phao PACS-1 phải được gắn vật liệu phản quang ở những vị trí trợ giúp tốt cho việc tìm kiếm và ở những vị trí theo khuyến nghị của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), (tham khảo việc sử dụng và gắn vật liệu phản quang trên phao tròn và phao áo được IMO thông qua bằng nghị quyết A658 (16) cũng như các bổ sung sửa đổi).
6.7. Phao áo trẻ em phải có kết cấu và đặc tính như phao áo người lớn, trừ những điểm sau:
a) cho phép trợ giúp khi mặc cho trẻ nhỏ.
b) chỉ yêu cầu nâng miệng của trẻ mặc phao áo đã kiệt sức hoặc bất tỉnh lên cách mặt nước một khoảng 50 mm.
c) cho phép trợ giúp để đưa trẻ lên phương tiện cứu sinh, nhưng khả năng vận động của trẻ mặc phao áo phải không bị giảm đáng kể.
6.8. Các đường khâu của áo phao phải đều mũi, bền vững và chỗ cuối của đường khâu phải lại mũi. Các mối khâu ở mép phải gấp mép vào trong không ít hơn 10 mm.
6.9. Phao áo bơm hơi:
Phao áo bơm hơi mà phụ thuộc vào việc bơm hơi để có tính nổi phải có tối thiểu 2 ngăn riêng biệt và thỏa mãn các quy định ở 6.1 đến 6.8, và phải:
a) tự động bơm hơi khi ngập nước, được trang bị cơ cấu để hoạt động được thiết bị bơm hơi chỉ bằng một động tác tay và có khả năng thổi căng được bằng miệng.
b) trong trường hợp một ngăn bất kỳ mất tính nổi, vẫn có khả năng thỏa mãn các quy định ở 6.1 đến 6.3.
c) thỏa mãn các quy định ở 6.4 sau khi được bơm căng hơi nhờ cơ cấu tự động.
6.10. Mỗi phao áo cứu sinh PACS-1 phải được trang bị một đèn thỏa mãn các yêu cầu sau:
6.10.1. Mỗi đèn của phao áo phải:
a) phát ra ánh sáng màu trắng, có cường độ sáng không nhỏ hơn 0,75 Cd theo mọi hướng bán cầu trên.
b) có một nguồn năng lượng cung cấp có khả năng đảm bảo cường độ phát sáng 0,75 cd trong thời gian ít nhất 8h.
c) nhìn thấy được trên một phần càng lớn càng tốt ở bán cầu trên khi nó được gắn vào phao áo.
6.10.2. Nếu đèn nêu ở 6.10.1 là đèn chớp thì phải đáp ứng các yêu cầu bổ sung sau đây:
a) được trang bị một công tắc hoạt động bằng tay.
b) tốc độ chớp không nhỏ hơn 50 lần chớp và không lớn hơn 70 lần chớp trong thời gian 1 min với cường độ sáng hiệu dụng tối thiểu 0,75 cd.
Do đó, theo quy định phao áo cứu sinh trang bị trên các phương tiện nổi như tàu, thuyền và các công trình biển phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nêu trên.
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 đầu đốt ngọn lửa mồi ứng xử khi cháy sử dụng nguồn nhiệt bức xạ?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 truy xuất nguồn gốc - yêu cầu đối với logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13048:2024 về kết cấu áo đường có sử dụng lớp hỗn hợp nhựa rỗng thoát nước ra sao?
Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?
TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12652:2020 về yêu cầu chức năng và phương pháp thử của bồn tiểu nữ thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?