Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt từ hồ chứa, đập dâng được xác định ra sao?
- Cần phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với công trình khai thác nước mặt nào?
- Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt từ hồ chứa, đập dâng được xác định ra sao?
- Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt nằm trên địa bàn hai tỉnh?
Cần phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với công trình khai thác nước mặt nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT có quy định như sau:
Các trường hợp phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt
Công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt hoặc cấp nước cho nhiều mục đích, trong đó có cấp nước cho sinh hoạt (sau đây gọi chung là công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt) của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, bao gồm:
1. Công trình khai thác nước mặt có quy mô trên 100 m3/ngày đêm.
2. Công trình khai thác nước dưới đất có quy mô trên 10 m3/ngày đêm.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì công trình khai thác nước mặt của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để cấp nước cho sinh hoạt với quy mô trên 100 m³/ngày đêm thì phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
Lưu ý: Theo Điều 8 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT thì việc xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước của công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt và các chức năng khác của nguồn nước.
- Phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, chế độ dòng chảy, đặc điểm nguồn nước, quy mô khai thác, sơ đồ bố trí công trình và các đặc điểm khác liên quan đến việc bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt.
- Phù hợp với hiện trạng sử dụng đất và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của khu vực có công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt.
Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt từ hồ chứa, đập dâng được xác định ra sao? (Hình từ Internet)
Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt từ hồ chứa, đập dâng được xác định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT thì phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt từ hồ chứa, đập dâng được xác định như sau:
(1) Được tính từ vị trí khai thác nước của công trình.
(2) Không nhỏ hơn 1.500 m từ vị trí khai thác nước đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa, đập dâng trên sông, suối và không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa, phạm vi bảo vệ đập;
(3) Toàn bộ khu vực lòng hồ đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa khác với quy định tại điểm a khoản này.
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt nằm trên địa bàn hai tỉnh?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT như sau:
Xác định, phê duyệt, công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt
1. Trong quá trình lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước, tổ chức, cá nhân đầu tư, quản lý, vận hành công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt căn cứ quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Thông tư này đề xuất phạm vi cụ thể vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác tài nguyên nước.
...
3. Trường hợp phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt nằm trên địa bàn hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên:
a) Trên cơ sở đề xuất phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này và hiện trạng sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình khai thác nước chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh có liên quan thống nhất phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình;
b) Trong thời hạn 42 ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép khai thác tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình khai thác nước gửi phương án về phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đã được thống nhất theo quy định tại điểm a khoản này tới Cục Quản lý tài nguyên nước xem xét, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
...
Theo đó, khi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt nằm trên địa bàn hai tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình khai thác nước phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh liên quan để thống nhất phạm vi vùng bảo hộ và gửi phương án đến Cục Quản lý tài nguyên nước. Cục sẽ xem xét và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?