Trình tự đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt được thực hiện thế nào? Mẫu tờ khai đăng ký công trình khai thác nước mặt được quy định như thế nào?
Ai có thẩm quyền xác nhận đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt?
Căn cứ khoản 1 Điều 39 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định:
Trình tự, thủ tục đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển
1. Cơ quan xác nhận đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển là Sở Tài nguyên và Môi trường nơi xây dựng công trình đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 17 của Nghị định này.
Theo đó, đối với trường hợp khai thác, sử dụng hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 hoặc công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm các mục đích khác có quy mô thuộc trường hợp phải cấp phép) với lưu lượng khai thác lớn hơn 0,1 m3/giây đến 0,5 m3/giây.
Thì chủ thể khai thác, sử dụng phải được Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký.
Trình tự đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt được thực hiện như thế nào? Mẫu tờ khai đăng ký công trình khai thác nước mặt được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 39 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển
...
2. Trình tự thủ tục đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển
a) Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện rà soát, lập danh sách tổ chức, cá nhân có công trình khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển thuộc diện phải đăng ký trên địa bàn; thông báo và phát 02 tờ khai theo Mẫu 37 và Mẫu 38 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này cho tổ chức, cá nhân để kê khai.
Trường hợp chưa có công trình khai thác, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký khai thác trước khi tiến hành xây dựng công trình.
b) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hoàn thành 02 tờ khai và nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh hoặc nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm nộp tờ khai cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh.
c) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai của tổ chức, cá nhân, cơ quan xác nhận đăng ký có trách nhiệm kiểm tra nội dung thông tin, xác nhận việc đăng ký và gửi 01 bản cho tổ chức, cá nhân.
Theo đó, trình tự, thủ tục đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt được thực hiện như sau:
Bước 1: Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện rà soát, lập danh sách tổ chức, cá nhân có công trình khai thác, sử dụng nước mặt thuộc diện phải đăng ký trên địa bàn; thông báo và phát tờ khai theo Mẫu 37 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP cho tổ chức, cá nhân để kê khai.
Trường hợp chưa có công trình khai thác, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký khai thác trước khi tiến hành xây dựng công trình.
Bước 2: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hoàn thành 02 tờ khai và nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh hoặc nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm nộp tờ khai cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh.
Bước 3: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai của tổ chức, cá nhân, cơ quan xác nhận đăng ký có trách nhiệm kiểm tra nội dung thông tin, xác nhận việc đăng ký và gửi 01 bản cho tổ chức, cá nhân.
Mẫu tờ khai đăng ký công trình khai thác nước mặt được quy định như thế nào?
Hiện nay, Mẫu tờ khai đăng ký công trình khai thác nước mặt được quy định tại Mẫu 37 ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải Mẫu tờ khai đăng ký công trình khai thác nước mặt: tại đây.
(1) Đối với tổ chức ghi đầy đủ tên theo Quyết định thành lập, Giấy đăng ký kinh doanh/đối với cá nhân ghi đầy đủ họ tên theo chứng minh nhân dân/căn cước công dân.
(2) Ghi rõ tên địa danh (thôn/ấp; xã/phường; quận/huyện; tỉnh/thành phố nơi xây dựng công trình khai thác, sử dụng nước mặt; tọa độ X, Y các hạng mục chính công trình (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục, múi chiếu 3°) đo bằng GPS cầm tay hoặc đo bằng thiết bị tương đương).
(3) Ghi tên sông/suối/kênh/rạch/hồ/ao/đầm/phá; nêu rõ sông/suối là phụ lưu, phân lưu, thuộc hệ thống sông...
(4) Nêu rõ mục đích khai thác, sử dụng nước; trường hợp công trình sử dụng nước đa mục tiêu thì ghi rõ nhiệm vụ cấp nước trực tiếp cho từng mục đích sử dụng (cấp nước tưới, sinh hoạt, công nghiệp, phát điện, nuôi trồng thủy sản....) và mục đích tạo nguồn (nếu có).
(5) Ghi rõ lượng nước khai thác và lượng nước để tạo nguồn (nếu có).
(6) Ghi rõ loại hình công trình (hồ chứa/đập dâng/cống/trạm bơm nước,...), mô tả các hạng mục công trình, dung tích hồ chứa, công suất trạm bơm, cách thức lấy nước, dẫn nước, chuyển nước, trữ nước,...
(7) Ghi rõ chế độ điều tiết (đối với hồ chứa), số giờ lấy nước trung bình trong ngày, số ngày lấy nước trung bình theo tháng/mùa vụ/năm.
Nghị định 02/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/03/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?