Mẫu phiếu khảo sát sinh viên đại học đã tốt nghiệp về chất lượng đào tạo tại trường đại học? Tải về mẫu ở đâu?
- Mẫu phiếu khảo sát sinh viên đại học đã tốt nghiệp về chất lượng đào tạo tại trường đại học? Tải về mẫu ở đâu?
- Sinh viên đại học có được đóng góp ý kiến trong hoạt động giáo dục tại trường đại học không?
- Giảng viên có trình độ tiến sĩ công tác tại cơ sở giáo dục đại học được hưởng chính sách như thế nào?
Mẫu phiếu khảo sát sinh viên đại học đã tốt nghiệp về chất lượng đào tạo tại trường đại học? Tải về mẫu ở đâu?
Hiện nay, theo quy định tại Luật Giáo dục đại học 2012 và những văn bản có hướng dẫn khác không có quy định về mẫu phiếu khảo sát sinh viên đại học đã tốt nghiệp về chất lượng đào tạo tại trường đại học.
Tuy nhiên, phiếu khảo sát sinh viên đại học đã tốt nghiệp về chất lượng đào tạo tại trường đại học được hiểu là hình thức thu thập thông tin nhằm đánh giá chất lượng đào tạo tại trường đại học dưới góc độ của người học là sinh viên đại học.
Tham khảo qua mẫu phiếu khảo sát sinh viên đại học đã tốt nghiệp về chất lượng đào tạo tại trường đại học dưới đây:
Tải về Mẫu phiếu khảo sát sinh viên đại học đã tốt nghiệp về chất lượng đào tạo tại trường đại học tại đây. Tải về
Mẫu phiếu khảo sát sinh viên đại học đã tốt nghiệp về chất lượng đào tạo tại trường đại học? Tải về mẫu ở đâu? (Hình từ Internet)
Sinh viên đại học có được đóng góp ý kiến trong hoạt động giáo dục tại trường đại học không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 60 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền của người học
1. Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định.
2. Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.
3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
4. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được định hướng nghề nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.
5. Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp, hoạt động rèn luyện kỹ năng hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động vì cộng đồng và hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.
6. Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.
7. Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng hưởng ưu tiên và chính sách xã hội.
8. Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định thì sinh viên đại học sẽ được quyền đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.
Giảng viên có trình độ tiến sĩ công tác tại cơ sở giáo dục đại học được hưởng chính sách như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Giáo dục đại học 2012 có quy định như sau:
Chính sách đối với giảng viên
1. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
3. Nhà nước có chính sách điều động, biệt phái giảng viên làm việc tại cơ sở giáo dục đại học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khuyến khích giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ở vùng thuận lợi đến công tác tại các cơ sở giáo dục đại học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện để giảng viên ở vùng này an tâm công tác.
4. Giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư công tác trong cơ sở giáo dục đại học có thể kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc, đồng thời cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu.
5. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể chính sách đối với giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học.
Như vậy, đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư công tác trong cơ sở giáo dục đại học có thể kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc, đồng thời cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn phòng Chính phủ là cơ quan gì? Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ như thế nào về kiểm soát thủ tục hành chính?
- 05 nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú là gì? Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh ra sao?
- Thay đổi hương liệu làm thay đổi thành phần cấu tạo của sản phẩm thì có phải công bố lại sản phẩm không?
- Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục do ai thành lập? Thành lập hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục đích gì?
- Cắt tải sự cố là gì? Đơn vị phát điện có trách nhiệm thực hiện cắt tải sự cố theo yêu cầu của ai?