Mẫu báo cáo tình hình khai thác nước mặt mới nhất là gì? Khi nào phải lập Báo cáo tình hình khai thác nước mặt?
Mẫu báo cáo tình hình khai thác nước mặt mới nhất là gì?
Theo Điều 29 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về báo cáo hoạt động khai thác tài nguyên nước như sau:
Báo cáo hoạt động khai thác tài nguyên nước
1. Hằng năm, trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo, chủ giấy phép lập Báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước theo Mẫu 60, Mẫu 61, Mẫu 62 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này và gửi về cơ quan thẩm định hồ sơ, đồng thời gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với công trình thuỷ lợi), Sở Công thương (đối với công trình thuỷ điện, nhiệt điện) nơi xây dựng công trình.
Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chủ giấy phép còn phải gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường nơi xây dựng công trình.
2. Việc tổng hợp thông tin, số liệu liên quan trong nội dung báo cáo được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
Như vậy, Mẫu báo cáo tình hình khai thác nước mặt là mẫu 60 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP
Tải về Mẫu 60 Mẫu báo cáo tình hình khai thác nước mặt
Mẫu báo cáo tình hình khai thác nước mặt mới nhất là gì? Khi nào phải lập Báo cáo tình hình khai thác nước mặt? (hình từ internet)
Khi nào phải lập Báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước?
Cũng theo Điều 29 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về báo cáo hoạt động khai thác tài nguyên nước như sau:
Thời gian lập lập Báo cáo tình hình khai thác nước mặt là trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo, chủ giấy phép lập Báo cáo tình hình khai nước mặt và gửi về cơ quan thẩm định hồ sơ, đồng thời gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với công trình thuỷ lợi), Sở Công thương (đối với công trình thuỷ điện, nhiệt điện) nơi xây dựng công trình.
Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chủ giấy phép còn phải gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường nơi xây dựng công trình.
Thủ tục đăng ký khai thác nước mặt thực hiện như thế nào?
Theo Điều 26 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước mặt, nước biển, đăng ký sử dụng mặt nước, đào hồ, ao, sông, suối, kênh, mương, rạch như sau:
Trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước mặt, nước biển, đăng ký sử dụng mặt nước, đào hồ, ao, sông, suối, kênh, mương, rạch
1. Trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước mặt, nước biển, đăng ký sử dụng mặt nước, đào hồ, ao, sông, suối, kênh, mương, rạch:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã gửi thông báo và phát tờ khai đăng ký theo Mẫu 15, Mẫu 16, Mẫu 17 và Mẫu 18 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này cho tổ chức, cá nhân thuộc diện phải đăng ký trên địa bàn.
Trường hợp chưa có công trình, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký khai thác trước khi đào, xây dựng công trình;
b) Trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày nhận được tờ khai đăng ký, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hoàn thành tờ khai và nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp tờ khai cho Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm nộp tờ khai đăng ký cho Sở Tài nguyên và Môi trường;
c) Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được tờ khai đăng ký của tổ chức, cá nhân thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc đăng ký và gửi 01 bản cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp công trình khai thác nước là hồ chứa, đập dâng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc đăng ký và gửi 01 bản cho tổ chức, cá nhân trong vòng 28 ngày.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã đăng ký khai thác nước mặt, nước biển, sử dụng mặt nước, đào hồ, ao, sông, suối, kênh, mương, rạch nếu không tiếp tục khai thác, sử dụng thì phải thông báo bằng văn bản việc dừng khai thác, sử dụng và trả lại giấy xác nhận đăng ký cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận đăng ký có nhu cầu điều chỉnh nội dung của giấy xác nhận thì thực hiện thủ tục đăng ký mới.
Như vậy,thủ tục đăng ký khai thác nước mặt thực hiện như sau:
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp xã gửi thông báo và phát tờ khai đăng ký công trình khai thác nước mặt cho tổ chức, cá nhân thuộc diện phải đăng ký trên địa bàn.
TẢI VỀ Mẫu tờ khai đăng ký công trình khai thác nước mặt
Trường hợp chưa có công trình, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký khai thác trước khi đào, xây dựng công trình;
Bước 2: Trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày nhận được tờ khai đăng ký, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hoàn thành tờ khai và nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp tờ khai cho Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm nộp tờ khai đăng ký cho Sở Tài nguyên và Môi trường;
Bước 3: Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được tờ khai đăng ký của tổ chức, cá nhân thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc đăng ký và gửi 01 bản cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp công trình khai thác nước là hồ chứa, đập dâng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc đăng ký và gửi 01 bản cho tổ chức, cá nhân trong vòng 28 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?