Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự được quy định như thế nào?
- Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự bao gồm những văn bản nào?
- Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự được quy định như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết bồi thường Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự?
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự bao gồm những văn bản nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự như sau:
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự quy định tại Điều 20 của Luật này bao gồm:
1. Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
2. Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại;
3. Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo;
4. Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật;
5. Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.
Theo đó, văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự bao gồm những văn bản được quy định tại Điều 11 nêu trên.
Trong đó có bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự như sau:
Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Thi hành án tử hình đối với người thuộc trường hợp không bị thi hành án tử hình quy định tại Bộ luật Hình sự;
2. Giam người bị kết án phạt tù quá thời hạn phải thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án;
3. Không thực hiện một trong các quyết định sau đây:
a) Hoãn thi hành án của Tòa án đối với người bị kết án phạt tù;
b) Tạm đình chỉ thi hành án của Tòa án đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
c) Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Tòa án đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
d) Tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tòa án đối với người bị kết án phạt tù;
đ) Đặc xá của Chủ tịch nước đối với người bị kết án phạt tù được đặc xá;
e) Đại xá của Quốc hội đối với người bị kết án được đại xá.
Theo đó, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp được quy định tại Điều 20 nêu trên.
Trong đó có trường hợp thi hành án tử hình đối với người thuộc trường hợp không bị thi hành án tử hình quy định tại Bộ luật Hình sự, giam người bị kết án phạt tù quá thời hạn phải thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án.
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết bồi thường Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự?
Căn cứ Điều 38 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự như sau:
Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự
1. Cơ quan thi hành án hình sự các cấp trong Công an nhân dân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
2. Cơ quan thi hành án hình sự các cấp trong Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
3. Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
4. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự.
Theo đó, cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự bao gồm cơ quan thi hành án hình sự các cấp trong Công an nhân dân, cơ quan thi hành án hình sự các cấp trong Quân đội nhân dân, Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự và Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?