Nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự cho học sinh, sinh viên gồm những gì?
- Nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự cho học sinh, sinh viên gồm những gì?
- Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự cho học sinh, sinh viên được thực hiện thông qua hình thức nào?
- Kinh phí tuyên truyền pháp luật về nghĩa vụ quân sự được lấy từ nguồn nào?
Nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự cho học sinh, sinh viên gồm những gì?
Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BGDĐT-BQP như sau:
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự
1. Nội dung:
a) Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 19 tháng 6 năm 2015;
b) Các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi Tiết, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
2. Hình thức:
Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức giáo dục lồng ghép trong hoạt động văn hóa, tủ sách pháp luật; tổ chức nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu pháp luật, tọa đàm, diễn đàn để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
3. Thời gian:
Chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự trong các cơ sở giáo dục được thực hiện trong năm học.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BGDĐT-BQP quy định như sau: như sau:
Phạm vi Điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư liên tịch này hướng dẫn các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân (không bao gồm các cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng quản lý) thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự và đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội.
2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học; các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Học sinh, sinh viên, học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và không tại ngũ được quân đội tuyển chọn đang được đào tạo tại các cơ sở giáo dục; học sinh, sinh viên, học viên tại các cơ sở giáo dục ngoài quân đội; các đơn vị quân đội, Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự cấp huyện) có liên quan trong thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự và đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội.
Như vậy, theo quy định, nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự cho học sinh, sinh viên gồm:
(1) Luật Nghĩa vụ quân sự 2015;
(2) Các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự cho học sinh, sinh viên gồm những gì? (Hình từ Internet)
Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự cho học sinh, sinh viên được thực hiện thông qua hình thức nào?
Hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BGDĐT-BQP như sau:
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự
1. Nội dung:
a) Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 19 tháng 6 năm 2015;
b) Các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi Tiết, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
2. Hình thức:
Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức giáo dục lồng ghép trong hoạt động văn hóa, tủ sách pháp luật; tổ chức nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu pháp luật, tọa đàm, diễn đàn để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
3. Thời gian:
Chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự trong các cơ sở giáo dục được thực hiện trong năm học.
Như vậy, theo quy định, việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự cho học sinh, sinh viên được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
(1) Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục;
(2) Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;
(3) Tổ chức giáo dục lồng ghép trong hoạt động văn hóa, tủ sách pháp luật;
(4) Tổ chức nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu pháp luật, tọa đàm, diễn đàn để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Kinh phí tuyên truyền pháp luật về nghĩa vụ quân sự được lấy từ nguồn nào?
Kinh phí tuyên truyền pháp luật về nghĩa vụ quân sự được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BGDĐT-BQP như sau:
Kinh phí
1. Kinh phí tuyên truyền pháp luật về nghĩa vụ quân sự sử dụng từ ngân sách hằng năm, trích từ quỹ hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của cơ sở giáo dục theo quy định.
2. Kinh phí đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật thực hiện theo Quyết định giao nhiệm vụ đào tạo của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, kinh phí tuyên truyền pháp luật về nghĩa vụ quân sự sử dụng từ ngân sách hằng năm, trích từ quỹ hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của cơ sở giáo dục theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?