Nội dung bản đồ hành chính Việt Nam sau sáp nhập tỉnh theo Thông tư 47? Các công việc thành lập bản đồ hành chính?
Nội dung bản đồ hành chính Việt Nam sau sáp nhập tỉnh theo Thông tư 47?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT, Bản đồ hành chính là bản đồ chuyên đề có yếu tố chuyên môn thể hiện sự phân chia lãnh thổ và quản lý đơn vị hành chính theo quy định của Nhà nước Việt Nam.
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT về thành lập mới bản đồ hành chính các cấp như sau:
Thành lập mới và tái bản bản đồ hành chính các cấp
1. Thành lập mới bản đồ hành chính khi đơn vị hành chính trên bản đồ thành lập có quyết định sáp nhập hoặc chia tách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Theo đó, sẽ thành lập mới bản đồ hành chính khi đơn vị hành chính trên bản đồ thành lập có quyết định sáp nhập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm cả trường hợp có quyết định sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngày 14/02/2025, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 126-KL/TW năm 2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025 có nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, cả nước có 63 tỉnh thành và chưa có quyết định chính thức nào của cơ quan có thẩm quyền quyết định cụ thể về việc sáp nhập đối với những tỉnh thành nào. |
Theo Điều 4 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ hành chính các cấp thì Bản đồ sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam có thể xác định là bản đồ hành chính toàn quốc thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền biển, đảo và quần đảo.
Tại Điều 7 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT thì nội dung bản đồ hành chính Việt Nam sau sáp nhập tỉnh gồm các nội dung sau:
- Yếu tố cơ sở toán học: Khung trong bản đồ; lưới kinh tuyến vĩ tuyến; các điểm tọa độ, độ cao quốc gia; ghi chú tỷ lệ, thước tỷ lệ.
- Yếu tố chuyên môn: Biên giới quốc gia và địa giới hành chính.
- Yếu tố nền địa lý: Thủy văn; địa hình; dân cư; kinh tế - xã hội; giao thông.
- Các yếu tố khác: Tên bản đồ; bản chú giải; bảng diện tích dân số; bản đồ phụ; tên cơ quan chủ quản; tên đơn vị thành lập bản đồ; tên và nguồn gốc tài liệu thành lập; tên nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản; tên đơn vị in sản phẩm; thông tin giấy phép xuất bản; bản quyền tác giả; năm xuất bản.
Nội dung bản đồ hành chính Việt Nam sau sáp nhập tỉnh theo Thông tư 47? Các công việc thành lập bản đồ hành chính? (Hình từ internet)
Các công việc thành lập bản đồ hành chính Việt Nam sau sáp nhập tỉnh theo Thông tư 47?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định về các công việc thành lập bản đồ hành chính các cấp như sau:
Các công việc thành lập bản đồ hành chính các cấp
1. Biên tập khoa học.
2. Biên tập kỹ thuật.
3. Xây dựng bản tác giả dạng số.
4. Biên tập hoàn thiện bản tác giả.
5. Kiểm tra nghiệm thu.
6. Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
Như vậy, đối với việc thành thành lập bản đồ hành chính Việt Nam sau sáp nhập tỉnh gồm các công việc sau:
- Biên tập khoa học.
- Biên tập kỹ thuật.
- Xây dựng bản tác giả dạng số.
- Biên tập hoàn thiện bản tác giả.
- Kiểm tra nghiệm thu.
- Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
Tên các tỉnh hình thành sau sáp nhập tỉnh thành không được trùng với những tên nào theo Nghị quyết 1211?
Tại Điều 30 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định về của đơn vị hành chính thành lập mới và đổi tên đơn vị hành chính như sau:
Tên của đơn vị hành chính thành lập mới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Tên được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số.
2. Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính, cùng cấp hiện có trong phạm vi cả nước.
Tên của đơn vị hành chính cấp huyện thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng một đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Tên của đơn vị hành chính cấp xã thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện.
3. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị hành chính có thể được đổi tên. Tên mới của đơn vị hành chính này thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trình tự, thủ tục đổi tên đơn vị hành chính được thực hiện như đối với trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Như vậy, tên các tỉnh hình thành sau sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 1211 phải được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số và không được trùng với tên của đơn vị hành chính, cùng cấp hiện có trong phạm vi cả nước.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tín hiệu ưu tiên là gì? Quy định về đèn ưu tiên? Lắp đặt đèn ưu tiên phải đảm bảo điều gì theo Nghị định 151/2024/NĐ-CP?
- Mẫu đề án giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học mới nhất 2025?
- Cán bộ, công chức bị khai trừ Đảng có bị buộc thôi việc? Thời hiệu kỷ luật Đảng được tính từ thời điểm nào?
- Thủ tục Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia 2025? Hồ sơ thủ tục Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia?
- Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất năm 2025 theo Nghị định 26 như thế nào?