Ngày 30 4 khi nào hết cấm đường tại TP Hồ Chí Minh? Lịch cấm đường tại TP Hồ Chí Minh kết thúc khi nào?
Ngày 30 4 khi nào hết cấm đường tại TP Hồ Chí Minh? Lịch cấm đường tại TP Hồ Chí Minh kết thúc khi nào?
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là một sự kiện đặc biệt quan trọng, có quy mô cấp quốc gia do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TP HCM thực hiện.
Đồng thời, tại Mục III Hướng dẫn 01-HD/BTGDVTW năm 2025 vào ngày 30 4 2025, nước ta sẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong đó, trên trục đường Lê Duẩn sẽ tổ chức diễu binh diều hành của 48 khối quân.
Theo đó, để đảm bảo phục vụ cho các hoạt động trong lễ kỷ niệm Phòng Cảnh sát giao thông TPHCM (PC08) thực hiện cấm đường, hạn chế lưu thông trên một số tuyến đường trung tâm thành phố ngày 30 4 từ lúc 3h00 đến 12h.
Cụ thể, lịch cấm đường 30 4 tại TP HCM phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước ngày 30 4 như sau:
Các khu vực, tuyến đường cấm người và phương tiện lưu thông; cấm dừng đỗ và hạn chế người, phương tiện lưu thông:
- Cầu Ba Son, hướng từ TP. Thủ Đức sang Quận 1 (bắt đầu từ Ngã ba đường D6 + R12); - Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (đoạn giáp đường Nguyễn Đình Chiểu đến Nguyễn Hữu Cảnh); - Đường Đinh Tiên Hoàng (đoạn giáp đường Nguyễn Đình Chiểu đến Lê Duẩn); - Đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ đường Lê Duẩn đến điểm quay đầu trước số 37 Tôn Đức Thắng); - Đường Mạc Đĩnh Chi (đoạn từ đường Trần Cao Vân đến Nguyễn Du); - Đường Hai Bà Trưng (đoạn từ giáp đường Võ Văn Tần đến giáp Lý Tự Trọng); - Đường Phạm Ngọc Thạch (đoạn từ giáp Vòng xoay Hồ Con Rùa đến Nhà Thờ Đức Bà); - Đường Pasteur (đoạn từ giáp đường Võ Văn Tần đến giáp Lý Tự Trọng); - Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đoạn từ giáp đường Võ Văn Tần đến giáp Lý Tự Trọng); - Đường Trương Định (đoạn từ giáp đường Võ Văn Tần đến giáp Lý Tự Trọng); - Đường Nguyễn Du (đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến giáp đường Cách mạng Tháng 8); - Đường Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn từ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đến giáp Cách mạng Tháng 8); - Các tuyến đường nằm bên trong vòng giới hạn của các tuyến đường trên như: Lê Duẩn, Nguyễn Văn Chiêm, Lê Quý Đôn, Huyền Trân Công Chúa, Lê Văn Hưu, Hàn Thuyên, Alexandre De Rhodes, Công xã Paris, Đặng Trần Côn, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, Đồng Khởi,… |
Như vậy, thời gian hết cấm đường tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 30 4 là 12h00. Theo dòng sự kiện của ngày lễ sau 12h00 ngày 30 4 TP. Hồ Chí Minh sẽ hết kế hoạch cấm đường để phục vụ cho chương trình Lễ kỷ niệm.
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Ngày 30 4 khi nào hết cấm đường tại TP Hồ Chí Minh? Lịch cấm đường tại TP Hồ Chí Minh kết thúc khi nào? (Hình từ Internet)
Ngày 30 4 có phải ngày lễ lớn trong năm?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày 30 4 là Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là ngày lễ lớn trong năm.
Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 30 4 không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào các ngày sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào ngày 30 4.
Nguồn gốc, ý nghĩa ngày 30 tháng 4: Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam, đánh dấu thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Vào ngày này, quân đội ta tiến vào Sài Gòn, chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, miền Nam được giải phóng, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên thống nhất, hòa bình và phát triển. Ngày 30 tháng 4 hằng năm được kỷ niệm như Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhắc nhở về tinh thần đoàn kết và sự hy sinh to lớn của dân tộc trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
*Thông tin "Nguồn gốc, ý nghĩa ngày 30 tháng 4" chỉ mang tính chất tham khảo*










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vị trí và chức năng của Cục Hóa chất trực thuộc Bộ Công Thương là gì? Cơ cấu tổ chức Cục Hóa chất trực thuộc Bộ Công Thương?
- Hướng dẫn thủ tục lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất năm 2025?
- Các hoạt động chương trình văn hóa nào sẽ được tổ chức nhân ngày 30/4 kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
- Sau 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nước ta đạt được thành tựu phát triển gì về đối ngoại? Bài học kinh nghiệm sau Đại thắng Mùa xuân năm 1975 là gì?
- 3 Đoạn văn kể lại trải nghiệm của em về chuyến đi du lịch? Lập dàn ý? Phân bổ các mạch kiến thức tiếng Việt ở từng cấp học?