Niên hạn sử dụng xe gia đình 4 chỗ là bao lâu? Niên hạn sử dụng xe gia đình 4 chỗ được tính bắt đầu từ năm nào?
- Niên hạn sử dụng xe gia đình 4 chỗ là bao lâu?
- Niên hạn sử dụng xe gia đình 4 chỗ được tính bắt đầu từ năm nào?
- Niên hạn sử dụng xe gia đình 4 chỗ được xác định như thế nào?
- Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị Đăng kiểm xe cơ giới thực hiện các công việc nào?
Niên hạn sử dụng xe gia đình 4 chỗ là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 95/2009/NĐ-CP như sau:
Quy định về niên hạn sử dụng
1. Không quá 25 năm đối với xe ô tô chở hàng.
2. Không quá 20 năm đối với xe ô tô chở người.
3. Không quá 17 năm đối với xe ô tô chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thành xe ô tô chở người trước ngày 01 tháng 01 năm 2002.
Như vậy, theo quy định trên thì niên hạn sử dụng xe gia đình 4 chỗ là không quá 20 năm.
Niên hạn sử dụng xe gia đình 4 chỗ là bao lâu? Niên hạn sử dụng xe gia đình 4 chỗ được tính bắt đầu từ năm nào? (Hình từ Internet)
Niên hạn sử dụng xe gia đình 4 chỗ được tính bắt đầu từ năm nào?
Niên hạn sử dụng xe gia đình 4 chỗ được tính bắt đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2009/NĐ-CP như sau:
Thời điểm tính niên hạn sử dụng
1. Niên hạn sử dụng của xe ô tô được tính bắt đầu từ năm sản xuất xe.
2. Một số trường hợp đặc biệt khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, niên hạn sử dụng được tính từ năm đăng ký xe ô tô lần đầu.
Như vậy, theo quy định trên thì niên hạn sử dụng xe gia đình 4 chỗ được tính bắt đầu từ từ năm sản xuất xe.
Một số trường hợp đặc biệt khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, niên hạn sử dụng được tính từ năm đăng ký xe ô tô lần đầu.
Niên hạn sử dụng xe gia đình 4 chỗ được xác định như thế nào?
Niên hạn sử dụng xe gia đình 4 chỗ được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 21/2010/TT-BGTVT như sau:
Xác định niên hạn sử dụng của ô tô
1. Niên hạn sử dụng của ô tô quy định tại Điều 4 Nghị định 95/2009/NĐ-CP được tính theo năm, kể từ năm sản xuất của ô tô và xác định căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Số nhận dạng của xe (số VIN);
b) Số khung của xe;
c) Các tài liệu kỹ thuật: Catalog, sổ tay thông số kỹ thuật, phần mềm nhận dạng hoặc các thông tin của Nhà sản xuất;
d) Thông tin trên nhãn mác của Nhà sản xuất được gắn hoặc đóng trên ô tô;
đ) Hồ sơ lưu trữ như: Giấy chứng nhận chất lượng; Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với ô tô sản xuất trong nước; Biên bản kiểm tra hoặc nghiệm thu, Giấy chứng nhận chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ cải tạo đối với ô tô cải tạo; Hồ sơ gốc do cơ quan công an quản lý; Chứng từ nhập khẩu.
2. Ô tô không có ít nhất một trong những tài liệu, hồ sơ, cơ sở nêu tại khoản 1 của Điều này được coi là hết niên hạn sử dụng.
Như vậy, theo quy định trên thì niên hạn sử dụng xe gia đình 4 chỗ được xác định căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau:
- Số nhận dạng của xe (số VIN);
- Số khung của xe;
- Các tài liệu kỹ thuật: Catalog, sổ tay thông số kỹ thuật, phần mềm nhận dạng hoặc các thông tin của Nhà sản xuất;
- Thông tin trên nhãn mác của Nhà sản xuất được gắn hoặc đóng trên ô tô;
- Hồ sơ lưu trữ như: Giấy chứng nhận chất lượng; Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với ô tô sản xuất trong nước; Biên bản kiểm tra hoặc nghiệm thu, Giấy chứng nhận chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ cải tạo đối với ô tô cải tạo; Hồ sơ gốc do cơ quan công an quản lý; Chứng từ nhập khẩu.
Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị Đăng kiểm xe cơ giới thực hiện các công việc nào?
Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị Đăng kiểm xe cơ giới thực hiện các công việc được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 21/2010/TT-BGTVT như sau:
Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến Nghị định 95/2009/NĐ-CP .
2. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị Đăng kiểm xe cơ giới trong toàn quốc thực hiện các công việc sau đây:
a) Xác định năm sản xuất, lập danh sách ô tô hết niên hạn sử dụng theo định kỳ hàng năm;
b) Báo cáo theo yêu cầu danh sách ô tô đã và sắp hết hạn sử dụng về Cục Đăng kiểm Việt Nam;
c) Thông báo danh sách ô tô hết niên hạn sử dụng cho Phòng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông các địa phương để theo dõi, kiểm tra, quản lý đồng thời thông báo công khai tại đơn vị để có cơ sở cho nhân dân và chính quyền địa phương giám sát.
3. Định kỳ hàng năm, tập hợp danh sách ô tô đã và sắp hết hạn sử dụng theo lộ trình, thông báo cho Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt để phối hợp theo dõi, kiểm tra, quản lý.
4. Giải quyết, xử lý các trường hợp có thắc mắc, khiếu nại, tố cáo theo quy định hiện hành.
5. Định kỳ hàng năm, tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải việc thực hiện Nghị định 95/2009/NĐ-CP và đề xuất các giải pháp cần thiết.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị Đăng kiểm xe cơ giới thực hiện các công việc sau:
- Xác định năm sản xuất, lập danh sách ô tô hết niên hạn sử dụng theo định kỳ hàng năm;
- Báo cáo theo yêu cầu danh sách ô tô đã và sắp hết hạn sử dụng về Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- Thông báo danh sách ô tô hết niên hạn sử dụng cho Phòng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông các địa phương để theo dõi, kiểm tra, quản lý đồng thời thông báo công khai tại đơn vị để có cơ sở cho nhân dân và chính quyền địa phương giám sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?