Những nội dung nào của thực phẩm dinh dưỡng y học cần phải được công bố? Yêu cầu về ghi nhãn tên tiếng Việt được quy định ra sao?
Những nội dung nào liên quan đến hàm lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm dinh dưỡng y học cần phải được công bố?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định như sau:
Yêu cầu về nội dung công bố
1. Công bố hàm lượng chất dinh dưỡng (Nutrient content claims):
a) Các thành phần của sản phẩm thực phẩm phải liệt kê đầy đủ tên theo thứ tự giảm dần về khối lượng;
b) Phải công bố mức đáp ứng theo RNI đối với vitamin và khoáng chất trên khẩu phần ăn (serving size) hoặc hàm lượng trên 100g sản phẩm;
c) Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá ngưỡng dung nạp tối đa của các vitamin và khoáng chất được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong trường hợp Việt Nam chưa có mức RNI và ngưỡng dung nạp tối đa thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan.
...
Theo đó, những nội dung sau liên quan đến hàm lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm dinh dưỡng y học cần phải được công bố:
- Các thành phần của sản phẩm thực phẩm phải liệt kê đầy đủ tên theo thứ tự giảm dần về khối lượng;
- Phải công bố mức đáp ứng theo RNI đối với vitamin và khoáng chất trên khẩu phần ăn (serving size) hoặc hàm lượng trên 100g sản phẩm;
- Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá ngưỡng dung nạp tối đa của các vitamin và khoáng chất được quy định.
Trong trường hợp Việt Nam chưa có mức RNI và ngưỡng dung nạp tối đa thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan.
Những nội dung nào của thực phẩm dinh dưỡng y học cần phải được công bố? Yêu cầu về ghi nhãn tên tiếng Việt được quy định ra sao? (hình từ Internet)
Việc công bố khuyến cáo về sức khỏe đối với thực phẩm dinh dưỡng y học được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định như sau:
Yêu cầu về nội dung công bố
...
2. Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims):
Công bố phải nêu rõ khuyến cáo sức khỏe phù hợp mức đáp ứng về dinh dưỡng đối với đối tượng cụ thể.
3. Đối tượng sử dụng:
Công bố sản phẩm phải chỉ rõ đối tượng sử dụng kèm theo cảnh báo đối tượng không được phép sử dụng (nếu có).
4. Liều dùng:
Công bố liều dùng phù hợp với đối tượng sử dụng trong khoảng thời gian cụ thể.
Theo đó, việc công bố khuyến cáo về sức khỏe đối với thực phẩm dinh dưỡng y học được quy định như sau:
Công bố phải nêu rõ khuyến cáo sức khỏe phù hợp mức đáp ứng về dinh dưỡng đối với đối tượng cụ thể.
Cũng theo quy định này thì việc công bố sản phẩm phải chỉ rõ đối tượng sử dụng kèm theo cảnh báo đối tượng không được phép sử dụng (nếu có). Về liều dùng cũng cần phải được công bố đảm bảo phù hợp với đối tượng sử dụng trong khoảng thời gian cụ thể.
Yêu cầu về ghi nhãn tiếng Việt đối với thực phẩm dinh dưỡng y học được quy định thế nào?
Tại Điều 13 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về yêu cầu đối với việc ghi nhãn tiếng Việt của thực phẩm dinh dưỡng như sau:
Yêu cầu về ghi nhãn tiếng Việt
Ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 6 của Thông tư này, nhãn thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Thực phẩm dinh dưỡng y học phải ghi cụm từ thể hiện tên nhóm thực phẩm: “Thực phẩm dinh dưỡng y học” trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường và ghi dòng chữ: “Sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế”.
2. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải ghi cụm từ: “Sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể)” trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường.
3. Phải có hướng dẫn chi tiết quy trình vệ sinh dụng cụ và cách thức pha để bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm và đủ dinh dưỡng, phù hợp với tình trạng sức khỏe của đối tượng sử dụng.
4. Yêu cầu về hướng dẫn cách sử dụng:
a) Phải rõ ràng, chi tiết trong hồ sơ công bố sản phẩm;
b) Phải cảnh báo đối tượng không được phép sử dụng, nếu có.
Theo đó, ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 6 Thông tư 43/2014/TT-BYT, nhãn thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Thực phẩm dinh dưỡng y học phải ghi cụm từ thể hiện tên nhóm thực phẩm: “Thực phẩm dinh dưỡng y học” trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường và ghi dòng chữ: “Sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế”.
- Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải ghi cụm từ: “Sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể)” trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường.
- Phải có hướng dẫn chi tiết quy trình vệ sinh dụng cụ và cách thức pha để bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm và đủ dinh dưỡng, phù hợp với tình trạng sức khỏe của đối tượng sử dụng.
- Yêu cầu về hướng dẫn cách sử dụng:
+ Phải rõ ràng, chi tiết trong hồ sơ công bố sản phẩm;
+ Phải cảnh báo đối tượng không được phép sử dụng, nếu có.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?