Sử dụng lòng xe điếu không rõ nguồn gốc xuất xứ có bị phạt không? Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là bao nhiêu?

Sử dụng lòng xe điếu không rõ nguồn gốc xuất xứ có bị phạt không? Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là bao nhiêu? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân tổ chức sử dụng lòng xe điếu không rõ nguồn gốc xuất xứ không?

Sử dụng lòng xe điếu không rõ nguồn gốc xuất xứ có bị phạt không? Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm
1. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng;
b) Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
c) Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.

Cùng với đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP có quy định:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định này nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.
...

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì nếu trường hợp tổ chức có hành vi sử dụng lòng xe điếu không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể bị phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm và buộc tiêu hủy số lòng xe điếu không rõ nguồn gốc xuất xứ theo quy định.

Trong đó, nếu trường hợp cá nhân tổ chức sử dụng lòng xe điếu không rõ nguồn gốc xuất xứ nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm.

Lưu ý: Mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP là mức phạt đối với tổ chức.

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Sử dụng lòng xe điếu không rõ nguồn gốc xuất xứ có bị phạt không? Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là bao nhiêu?

Sử dụng lòng xe điếu không rõ nguồn gốc xuất xứ có bị phạt không? Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân tổ chức sử dụng lòng xe điếu không rõ nguồn gốc xuất xứ không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 115/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...

Cùng với đó, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 15 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt đến mức tối đa có hành vi sử dụng lòng xe điếu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Ngoài ra, buộc tiêu hủy số lòng xe điếu không rõ nguồn gốc xuất xứ theo quy định.

Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định như sau:

Theo đó, nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm được pháp luật quy định, cụ thể như sau:

(1) Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

(2) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

(3) Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.

(4) Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.

(5) Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.

(6) Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sử dụng lòng xe điếu không rõ nguồn gốc xuất xứ có bị phạt không? Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
Pháp luật
Lòng xe điếu là gì? Lòng xe điếu là bộ phận nào? Con lợn nào có lòng xe điếu? Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Cá bò hòm là gì? Giá cá bò hòm bao nhiêu? Cá bò hòm bao nhiêu tiền 1kg? Cá bò hòm là cá gì? Hành vi bị cấm về an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Lòng xe điếu có phải dồi trường không? Tại sao lợn có lòng xe điếu? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm?
Pháp luật
Tại sao lợn có lòng se điếu? Bán lòng se điếu có sự dụng phụ gia độc hại bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Uống nước cốt chanh có tác dụng gì? Trào lưu uống nước cốt chanh có tốt không? Những hành vi nào bị cấm về an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Danh mục các nhóm sản phẩm thực phẩm và hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế theo Nghị định 15?
Pháp luật
Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam hiện nay theo Thông tư 43? Tải về file word? File PDF?
Pháp luật
Khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2025? Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Bài tuyên truyền Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2025? Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thực phẩm
13 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào